CÔNG NGHỆ SÀN BÓNG VÀ ƯU ĐIỂM
Sàn bóng là công nghệ sàn có nhiều cải tiến thuận lợi hơn trong xây dựng khi sử dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bêtông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Công nghệ này làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp (khẩu độ) thêm khoảng 50%. Công nghệ sàn bóng cho phép thi công sàn phẳng, không cần dầm; liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực và nhiều ưu điểm về kỹ thuật khác.
Phạm vi ứng dụng sàn bóng không giới hạn, từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, villa, khách sạn, cao ốc, trường học… cho đến khu bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.
Sàn bóng là công nghệ sàn có nhiều cải tiến thuận lợi hơn trong xây dựng khi sử dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bêtông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Công nghệ này làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp (khẩu độ) thêm khoảng 50%. Công nghệ sàn bóng cho phép thi công sàn phẳng, không cần dầm; liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực và nhiều ưu điểm về kỹ thuật khác.
Công nghệ sàn bóng – tấm sàn rỗng chịu lực theo hai phương
Công nghệ sàn bóng có nguyên tắc cấu tạo cơ bản là tấm lưới thép dưới, bóng rỗng làm từ nhựa tái chế và tấm lưới thép trên. Hệ sàn bóng dựa trên công nghệ tổng hợp đã được cấp bằng sáng chế – phương pháp liên kết trực tiếp khối rỗng và thép.
Sàn rỗng làm việc hai phương, trong đó các quả bóng nhựa có vai trò giảm thiểu lượng bêtông không cần thiết đối với kết cấu. Bằng cách phối hợp lỗ rỗng tạo ra do trái bóng và chiều rộng của lưới thép; kết cấu bêtông có thể được tối ưu hoá và tối đa việc sử dụng đồng thời các vùng chịu moment uốn và vùng chịu lực cắt.
Một tấm sàn đặc sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. Ưu thế chính của các quả bóng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản thân của sàn bóng chỉ bằng 1/3 lần tấm sàn đặc có cùng độ dày và không có ảnh hưởng cường độ uốn và độ võng của tấm sàn. So với tấm sàn đặc, một tấm sàn bóng có khả năng chịu lực gấp đôi với 65% lượng bêtông và có cùng khả năng chịu lực với 50% lượng bêtông.
Phương pháp thi công sàn bóng
Dưới đây là trình tự thi công sàn bóng:
1. Lắp dựng hệ giáo chống, xà gồ, cầu phong:
Hệ giáo chống được lắp dựng đảm bảo cho khoảng cách giữa các xà gồ là 1,2m. Hệ cầu phong sử dụng thép hộp, khoảng cách lớn nhất giữa các cầu phong là 0,6m.
2. Ghép ván khuôn sàn bóng:
Ghép ván khuôn đúng vị trí đã xác định trên bản vẽ. Đảm bảo bề mặt ván sàn được phẳng và kín khít.
3. Lắp đặt lưới thép dưới – bóng – lưới thép trên và giằng bóng:
Lắp đặt lưới thép dưới, lưới thép trên và giằng bóng theo đúng bản vẽ thiết kế. Bao gồm cả cốt thép liên kết lưới dưới, cốt thép liên kết lưới trên. Cốt thép liên kết cần được định vị vào lưới thép bằng liên kết buộc.
Ưu nhược điểm của Sàn bóng
Mặt cắt của sàn bóng cũng tương tự như những tấm sàn rỗng theo một phương thông thường đã được sử dụng trong 40 năm qua. Tuy nhiên kết cấu của những tấm sàn loại này có nhược điểm là chỉ chịu lực theo một phương nên cần có dầm hoặc tường làm gối tựa suốt chiều dài ở cả hai đầu tấm sàn, vì thế khó thay đổi kết cấu của toà nhà.
Sàn bóng công nghệ mới này có độ an toàn như không bắt cháy, ngăn khói và có thể chịu nhiệt cao hơn so với sàn đặc. Khả năng chịu lửa phụ thuộc vào lớp bêtông bảo vệ lưới thép gia cường. Lực động đất tác dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng của toàn bộ công trình và sàn bóng đạt chỉ số an toàn do trọng lượng giảm. Sàn bóng có khả năng chịu cắt, chịu uốn, cách âm vẫn cao hơn hệ sàn đặc truyền thống.
Do đó, hiện nay Sàn bóng đang là xu thế thi công sàn các công trình xây dựng tại Việt Nam.
Nếu quý khách có nhu cầu muốn được tư vấn và thi công sàn bóng, hãy liên hệ ngay với Unlimited để được hỗ trợ.
- Hotline 0968.876.368
- Email: Unlimited.utc@gmail.com
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED
Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://sanphangutc.vn/
Hotline: 0968.876.368
Email: Unlimited.utc@gmail.com