• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: sanphangUTC@gmail.com
  • Điện thoại: 0968876368

Độ sụt bê tông là gì? Cách tính toán độ sụt của bê tông chuẩn nhất 2025

Độ sụt bê tông là gì? Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý? Đây là thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Để hiểu hơn về khái niệm này, cũng như tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết. 

Tìm hiểu độ sụt bê tông là gì?

Đối với ngành xây dựng thì việc kiểm tra độ sụt bê tông được biết đến là một trong những công tác không thể thiếu, việc kiểm tra này sẽ được tiến hành ở ngay tại công trường hoặc trong phòng thí nghiệm. 

Việc kiểm tra độ sụt của bê tông nhằm xác định độ cứng và chắc chắn của mẫu bê tông trước khi tiến hành đổ bê tông để thi công công trình. Vậy độ sụt bê tông là gì?

Độ sụt bê tông được hiểu là độ cứng của hỗn hợp bê tông, tính lỏng và ẩm. Có thể nói cách khác là đo độ sụt bê tông đo đo chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi đổ vào nón, độ sụt giảm khác nhau với tuỳ những mẫu khác nhau. 

Tìm hiểu độ sụt bê tông là gì?

Tìm hiểu độ sụt bê tông là gì?

Thông thường đối với những mẫu bê tông có độ sụt cao thường sẽ được sử dụng để thi công đường vỉa hè, còn đối với những mẫu bê tông có độ sụt thấp hơn thì sẽ được sử dụng trong các công trình xây dựng. 

Khái niệm độ sụt bê tông cũng đồng nghĩa với khái niệm về độ lưu động của vữa bê tông. Các khái niệm này đều nhằm đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của rung động hoặc trong lượng của bản thân khối bê tông đó. 

Ở khoảng thời điểm giai đoạn đầu thì bê tông sẽ ở dạng vữa lỏng để giúp quá trình thi công dễ dàng. Hỗn hợp vật liệu lúc này có thể dễ dàng chứa đựng và vận chuyển dễ dàng vào các thiết bị tạo khuôn. Tính chất linh động của hỗn hợp bê tông lúc này sẽ đảm bảo đưa bê tông vào khuôn được dễ dàng.

Với đặc tính lưu động này sẽ được đo lường qua chỉ tiêu liên quan tới độ sụt của vữa bê tông trước khi đưa vào thi công công trình. 

Đơn giản là nó sẽ đong lường chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi đổ vào một hình nón chuyên dụng và được thả tự do. Khi bê tông tươi được đổ vào dụng cụ hình nón, nó sẽ tự nén lại do lực tác động của trọng lực và khả năng chảy. Kiểm tra độ sụt của bê tông đảm bảo cho vữa có thể chảy ở mọi vị trí trong khuôn hình nón.

Cách tính toán độ sụt của bê tông

Trước khi tìm về độ sụt cho từng hạng mục thi công và các công trình khác như thì bạn cần phải tìm hiểu về các tính toán độ sụt bê tông như thế nào cho chuẩn. 

Độ sụt bê tông được xác định theo tiêu chuẩn ASTM C143-90A hoặc áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3105-93, ký hiệu là SN (cm). 

Cách tính toán độ sụt của bê tông

Cách tính toán độ sụt của bê tông

Dụng cụ sử dụng để có thể kiểm tra độ sụt bê tông gồm: 

  • Côn Abrams với kích thước tổng thể 203x102x305 mm có phần đáy và miêng hở. 
  • Que đầm hình trụ tròn với đường kích bằng 1.6cm và dài 60cm. 

Độ sụt của bê tông sẽ được tính theo công thức sau:

Độ sụt = 305 – [Chiều cao của bê tông tươi] 

Căn cứ theo độ sụt của bê tông thì hiện nay bê tông sẽ được chia thành 3 loại đó là: 

  • Bê tông loại dẻo SN < 8. 
  • Bê tông loại siêu dẻo có SN = 10 – 22cm. 
  • Cuối cùng là loại cứng SN. 

Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý?

Hiện nay, tất cả các loại bê tông đều được sản xuất theo các mác bê tông như 200, 250, 300, 350 hay thậm chí là mác 400,… Đối với những công trình dân dụng nhỏ như nhà ở thì người ta thường sẽ sử dụng loại bê tông mác 250 hoặc bê tông mác 300. 

Cách lựa chọn độ sụt bê tông hợp lý

Lựa chọn độ sụt bê tông sẽ dựa vào rất nhiều các yếu tố, nó sẽ tương ứng với từng hạng mục, vị trí thi công, các độ bê tông bằng tay, hay bơm cần, bơm tĩnh, cũng như đặc điểm liên quan tới thời tiết, khí hậu,…

  • Đối với công trình dân dụng nhà dưới 3 tầng thì thường sẽ sử dụng bê tông mác 200 với nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác bê tông 250. 
  • Đối với công trình nhà từ 4 – 6 tầng thì bê tông được sử dụng là loại mác 250, nhịp giữa các dầm lớn thì dùng bê tông mác 300. 
  • Đối với những công trình từ 6 – 10 tầng sẽ sử dụng bê tông mác 300. 

Đối với những công trình nhà dân dựng như trên thì thường độ sụt bê tông sẽ là 10 ± 2, tối đa độ sụt bê tông khi lên cao sẽ là 12 ± 2 khi sử dụng bơm để đổ bê tông. Còn đối với trường hợp bê tông móng đổ trực tiếp không dùng bơm thì độ sụt bê tông sẽ ở khoảng 6 ± 2 là hợp lý. 

Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý?

Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý?

Còn đối với những công trình công nghiệp hoặc với các công trình quy mô lớn thì mỗi loại công trình sẽ có cách chọn lựa độ sụt bê tông khác nhau. 

  • Đối với công trình lớn hạng mục móng nhà cao tầng, nhà kho, nhà xưởng thì sẽ sử dụng bê tông mác 300 – 400. 
  • Đối với công trình nhà công nghiệp với nhịp lớn, bể chứa thì bê tông sử dụng sẽ là mác 300 – 400. 
  • Đối với những cấu kiện như cọc bê tông đúc sẵn, cọc nhồi thì mác bê tông sử dụng từ 300 trở lên. 
  • Dầm, trụ cầu, dầm ứng lực thì sẽ sử dụng bê tông mác 350 trở lên. 

Bảng tiêu chuẩn về độ sụt bê tông

Với từng loại mác bê tông sẽ có những tiêu chuẩn về độ sụt bê tông khác nhau và chúng tôi sẽ tổng hợp ở bảng dưới đây để bạn có thể tham khảo: 

Cường độ bê tông

(mác)

Tiêu chuẩn Độ sụt (mm) Đơn vị tính
100 Đá 1×2 120 ± 20 m3
150 Đá 1×2 20 ± 20 m3
200 Đá 1×2 20 ± 20 m3
250 Đá 1×2 20 ± 20 m3
300 Đá 1×2 20 ± 20 m3
350 Đá 1×2 20 ± 20 m3
400 Đá 1×2 20 ± 20 m3
450 Đá 1×2 20 ± 20 m3
500 Đá 1×2 20 ± 20 m3

Các bước kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn xác

Các bước kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn xác

Các bước kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn xác

Dưới đây sẽ là các bước kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn mà bạn có thể tham khảo: 

  • Bước 1 (Chuẩn bị và cố định nón sụt): Để có thể tiến hành quá trình kiểm tra độ sụt của bê tông thì đầu tiên ta cần phải cố định nón sụt bằng các đặt côn lên mâm đo độ sụt và giữ cững bằng 2 chân. Sau đó, sử dụng bay hoặc dụng cụ xúc phần mẫu hỗn hợp bê tông để đổ vào côn thử, lấp đầy khoảng ⅓ côn. Dùng đầm sắt đầm chặt và đều tay với mỗi lớp 25 lần theo hình tròn của côn. Quá trình đầm nén này sẽ giúp cho hỗn hợp bê tông được chắc chắn và loại bỏ phần không khí bên trong để việc đo đạc được chính xác hơn. 
  • Bước 2 (Tiến hành đổ bê tông vào nón): Tiếp tục đổ hỗn hợp bê tông vào con thử, lặp lại quá trình 3 lần và mỗi lần đều đầm nén 25 cái để đảm bảo bê tông được lấp đầy trong côn. Nếu bê tông không đủ đầm nén thì ta lấy thêm hỗn hợp và tiếp tục đầm cho chặt. Sau đó, sử dụng que đầm thép gạt bỏ phần bê tông thường ở phần trên nón để tạo bề mặt phẳng. Sau khi đã hoàn tất ta tiến hành rút côn. Côn sẽ được rút theo chiều thẳng đứng, thao tác rút côn không được phép quá 5 giây để đảm bảo không có gì tác  động lên không bê tông bê trong côn đang rút. 
  • Bước 3 (Tiến hành đo độ sụt): Sau khi côn đã được rút ra khỏi hỗn hợp bê tông, ta cần chờ khoảng 5 giây để hỗn hợp có thể ổn định, quay ngược nón lại và đặt ở bên cạnh mẫu bê tông. Tiếp theo sử dụng que sắt đặt lên trên côn và sử dụng thước chuyên dùng để đo độ sụt của bê tông. Quá trình đo đạc sẽ giúp cho ta kiểm tra chính xác được độ sụt của hỗn hợp bê tông và đánh giá tính đồng nhất của toàn bộ xe bê tông đó. 

Quá trình kiểm tra độ sụt bê tông cần phải được thực hiện theo đúng quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo được độ chính xác và tin cậy nhất. 

Vậy độ sụt bê tông là gì? Độ sụt bê tông trong công trình bao nhiêu là hợp lý? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Mong rằng, với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED

Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website: https://sanphangutc.vn/

Hotline: 0968.876.368

Email: Unlimited.utc@gmail.com