Kết cấu thép sàn 1 lớp: Cách bố trí, hướng dẫn chi tiết và một số lưu ý
Kết cấu thép sàn 1 lớp được biết đến là một trong những hạng mục quan trọng, nó sẽ đảm nhiệm về độ chắc chắn, chịu lực của sàn hay dầm móng,…Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về kết cấu thép sàn 1 lớp. Vậy kết cấu sàn thép 1 lớp là gì? Cách bố trí như thế nào? Hãy cùng UTC tìm hiểu thông qua nội dung sau đây của bài viết.
Tìm hiểu kết cấu thép sàn 1 lớp là gì?
Kết cấu thép sàn 1 lớp là phần lớp kết cấu có khả năng chịu lực tải trọng trực tiếp, nó sẽ kết hợp với các phần như dầm và cột để làm phần đỡ cho thép sàn. Như chúng ta cũng đã biết thì chính phần dầm sẽ là nơi truyền tải trọng đến các cột đồng thời cột cũng sẽ truyền tải trọng nhận được xuống phía dưới là phần móng của công trình. Do đó, việc sử dụng kết cấu thép sàn một 1 lớp hiện nay rất thông dụng trong các công trình xây dựng.
Để thép sàn 1 lớp đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình thi công thì các đơn vị thi công cần phải xác định rõ về cách bố trí sàn sao cho phù hợp nhất.
Các cách bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp
Trải qua rất nhiều những nghiên cứu và cải tiến thì các kỹ sư cũng đã tìm ra được những phương pháp bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp hiệu quả nhất mà chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn ngay sau đây.
Thép sàn bản dầm (Thép sàn 1 phương)
Đối với kết cấu của thép sàn này sẽ chỉ được hoạt động theo 1 phương, tất cả các phần tải trọng sẽ được truyền cho dầm theo một phương vuông góc. Việc tạo ra thép sàn 1 phương này là vì chiều dài của thép sàn sẽ khác nhau nên tải trọng của công trình sẽ không được truyền được hết đến dầm và chỉ truyền theo 1 phương.
Ngoài ra thì phần sàn cũng được gọi là thép sàn 1 phương nếu tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của sàn lớn hơn 2.
Thép sàn bản kê 4 cạnh (Thép sàn 2 phương)
Cách bố trí thứ 2 là cách bố trí thép sàn 2 phương, kết cấu của dạng thép sàn này đó là nó sẽ được hoạt động theo 2 phương truyền tải trọng đồng đều cho phần dầm. Với cách bố trí này thì tỷ lệ chiều rộng cũng nhưng chiều dài sẽ phải bắt buộc bằng hoặc lớn hơn 2.
Thép sàn 2 phương được rất nhiều các kỹ sư áp dụng trong các công trình xây dựng với tải trọng nhỏ hơn 1000kg/m2.
Đây là 2 cách bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp khá an toàn và đơn giản, được rất nhiều kỹ sư áp dụng tại nhiều công trình xây dựng hiện nay.
Hướng dẫn chi tiết các bước bố trí thép sàn 1 lớp
Việc bố trí kết cấu sàn thép 1 lớp hợp lý sẽ giúp cho công trình không bị ảnh hưởng bởi sự co giãn, nứt gãy hoặc cong vênh. Dưới đây là một số bước hướng dẫn bố trí thép sàn 1 lớp mà bạn có thể tham khảo.
- Bước 1: Trong quá trình thiết kế, kiến trúc sư sẽ cung cấp cho bên kỹ thuật bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kết cấu để bạn có thể nắm rõ được mô hình thiết kế và có thể xác định được số lượng và vị trí của các thanh thép.
- Bước 2: Cần tính toán khối lượng và kích thước của các thanh thép, dựa vào bản thiết kế, cần phải tính toán được khối lượng và kích thước của các thanh thép. Xác định các thông số như độ dày, đường kính, chiều dài của các thanh thép.
- Bước 3: Sử dụng phần mềm hỗ trợ để bố trí thép trên bản vẽ hoặc vẽ tay trực tiếp trên bản vẽ. Việc bố trí cần phải được đảm bảo về độ chính xác, đúng vị trí và hướng bố trí cần phải hợp lý.
- Bước 4: Tiến hành lắp đặt thanh thép và giằng thép sau khi đã bố trí xong. Các thanh thép cần được cắt với độ dài theo đúng yêu cầu của công trình. Sau đó tiến hành bó gọn với giằng thép để đảm bảo độ chịu tải.
- Bước 5: Đây là bước cuối cùng, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ phần kết cấu thép 1 lớp của công trình để đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra trong quá trình bố trí thép và lắp đặt. Nếu có vấn đề sai sót cần phải được xử lý ngay để đảm bảo độ an toàn cho công trình.
Trên đây là những bước cơ bản để có thể bố trí thép sàn 1 lớp. Việc thực hiện cần hết sức cẩn thận và đúng theo quy trình.
Kết cấu thép sàn 1 lớp có an toàn không?
Hiện nay, đa phần các công ty xây dựng đều sử dụng kết cấu thép sàn 1 lớp cho những công trình của mình. Vậy kết cấu thép sàn 1 lớp có thực sự an toàn không? Hay nó chỉ giúp chủ đầu tư tiết kiệm về mặt chi phí?
Thép sàn 1 lớp có ưu điểm là tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng của công trình cao. Vì thế, dù cấu trúc của tải trọng có lớn đến đâu đi chăng nữa thì phần thép sàn cũng đều nhỏ và nhẹ hơn so với các vật liệu xây dựng khác.
Mang trong mình đặc điểm kết cấu vô cùng linh hoạt và dễ dàng sản xuất hàng loại. Không những thế, giá thành của thép sàn cũng thấp hơn so với nhiều loại vật liệu khác.
Thép sàn có có ưu điểm nữa là độ bền cao đồng nghĩa với việc chịu tác động rất tốt từ môi trường bên ngoài. Đối với những công trình xây dựng như hiện nay, đa phần việc mở rộng sẽ kết hợp với thiết kế công trình ban đầu, cũng như những chi tiết xây dựng trong công trình. Do đó, thép sàn được thi công thường sẽ chịu tải trọng lớn và vẫn đáp ứng được nhu cầu người dùng nếu có nhu cầu sửa đổi và mở rộng.
Tuy có rất nhiều những ưu điểm nhưng kết cấu thép sàn 1 lớp cũng có những nhược điểm nhất định mà người dùng cần phải chú ý đó là vì vật liệu là hợp kim sắt nên thép sàn trong thời gian dài sử dụng có thể bị ăn mòn.
Trong những thời điểm nhiệt độ môi trường ở ngưỡng cao thì phần thép sàn cũng sẽ bị mất đi một phần tính chất vốn có của nó và dễ bị giãn nở. Chính những vấn đề này sẽ có thể gây ra những bất lợi tổng thể cho công trình về mặt cấu trúc.
Về độ an toàn khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp thì sẽ tùy thuộc vào tải trọng, cũng như phần dầm của công trình. Nếu phần dầm chắc chắn thì các kỹ sư có thể sử dụng thép sàn một lớp để thi công. Tuy nhiên, đối với những công trình có nhiều tầng thì thép sàn 1 lớp khó có thể được sử dụng vì khi đó nó sẽ có thể làm yếu phần móng và phần dầm của công trình.
Lưu ý khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp
Việc thi công kết cấu thép sàn 1 lớp đối với mọi công trình là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công thì các kỹ sư cần hết sức lưu ý tới một số đặc điểm để đảm bảo an toàn, cũng như chất lượng cho công trình.
- Xác định phần bị trí nối và hình thức nối của thép sàn: Việc xác định này sẽ giúp cho các kỹ sư có thể tính toán được khả năng chịu tải trọng của công trình, tránh việc phá huỷ cấu trúc ban đầu của tại trọng kết cấu thép sàn.
- Kết hợp kết cấu thép sàn: Để tránh tình trạng phải lắp thêm và gây hư hại cho kết cấu thép, thì các kỹ sư nên kết hợp giữa việc kết cấu thép sàn với phần thiết kế gác mái, lắp đặt cũng như trang trí.
- Trong công thì thi công kết cấu thép sàn 1 lớp tuyệt đối không sử dụng thép vuông hoặc thép rỗng vì những loại này thường có chịu tải trọng kém hơn so với thép đặc, gây ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu và công trình.
- Quá trình thi công cần bố trí phần thép sàn rõ ràng: Việc bố trí thép sàn cũng như tính toán lực truyền tải cần phải rõ ràng và chính xác. Cần phải kiểm soát chặt chẽ về tần số và độ rung trong thời gian thi công sàn. Nhằm bảo vệ an toàn cho công trình các kiến trúc sư cần phải loại bỏ sự cộng hưởng giữa phần kết cấu thép sàn và những hoạt động của con người trong quá trình thi công.
- Phải sử dụng thép sàn theo đúng tiêu chuẩn: Những loại thép không đạt tiêu chuẩn sẽ không được sử dụng trong quá trình thi công vì nó có thể có độ dẻo thấp, độ cứng cao và đồng thời không dễ để cắt. Nếu sử dụng loại thép không đạt tiêu chuẩn thì đồng nghĩa với việc công trình sẽ không đảm bảo về độ an toàn.
Với những thông tin trên của bài viết, mong rằng phần nào sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về kết cấu thép sàn 1 lớp. Mọi thông tin, hay thắc mắc bạn có thể để liên hệ với chúng tôi hoặc để lại thông tin dưới phần bình luận. Mọi góp ý của các bạn sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện nội dung này hơn trong tương lai.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED
Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://sanphangutc.vn/
Hotline: 0968.876.368
Email: Unlimited.utc@gmail.com