Ô văng là gì? Cấu tạo, phân loại và quy trình lắp đặt ô văng đúng chuẩn
Ô văng là gì? Đây chắc hẳn là cụm từ khá phổ biến và được nhiều người biết đến trong quá trình thiết kế nhà ở. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chúng và tác dụng của ô văng để làm gì? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng UTC tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.
Ô văng là gì? Cấu tạo của ô văng
Ô văng với tên tiếng anh là Chajja, Door Overhang hay còn được gọi là Window Overhang, được biết đến là phần kết cấu nhô ra khỏi tường nằm ở phía bên trên hoặc ngang với lanh tô cửa đi và cửa sổ. Ô văng có cấu trúc dốc hoặc ngang, được sử dụng để bảo vệ và ngăn chặn nắng mưa cho cửa sổ và phần cửa lớn.
Hiện nay, với sự phát triển của xây dựng nên nhà bê tông cốt thép rất phổ biến và theo đó thì ô văng bê tông cốt thép cũng được sử dụng như một trong những lựa chọn cần thiết cho mỗi công trình. Khi đó, người ta sẽ kết hợp cả lanh tô và ô văng lại với nhau để thành một thể thống nhất.
Hình trên chính là bản vẽ cấu tạo lanh tô ô văng mà bạn có thể tham khảo.
Phân loại các loại ô văng
Hiện nay, với sự phát triển của ngành xây dựng thì trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại ô văng khác nhau và để phân loại chúng sẽ phân thành ô văng theo vật liệu cấu tạo và theo hình thức thiết kế.
Ô văng được phân loại theo vật liệu cấu tạo:
- Ô văng bê tông cốt thép.
- Ô văng khung thép.
- Ô văng kính gỗ hay thép kính.
Ô văng phân loại theo hình thức thiết kế:
- Loại phổ biến là ô văng cốt thép chữ nhật đơn giản.
- Ô văng mái chéo có ốp ngói.
- Ô văng sắt tạo hình theo hướng hiện đại.
- Ô văng gỗ truyền thống.
- Ô văng mái kết hợp.
- Ô văng kiến trúc phục hưng, kiểu kiến trúc Châu Âu.
- …
Một số quy định khi thi công ô văng
Đối với nhiều bạn có thể suy nghĩ là việc xây ô văng này không cần phải theo quy định, nhưng không phải như vậy. Việc xây dựng ô văng cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. Cụ thể việc xây dựng ô văng sẽ được quy định tại điều số 2 quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, điều luật về việc xây dựng ô văng được Bộ Xây Dựng quy định như sau:
Đối với phần nhô ra cố định
Trong khoảng từ mặt vỉa hè lên đến độ cao 3.5m, mọi bộ phận, kết cấu của nhà đều không được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ một số trường hợp sau:
- Đường ống đứng thoát nước mưa ở phía mặt ngoài của nhà được phép vượt qua đường đỏ không quá 0.2m và phải đảm bảo về mặt mỹ quan.
- Độ cao từ 1m được tính từ mặt vỉa hè trở lên, các phần như gờ chỉ, bậu cửa, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không vượt quá 0.2m.
Trong khoảng không từ độ cao 3.5m so với vỉa hè trở lên, các bộ phận cố định của nhà như ban công, mái đua, ô văng, sê nô,… nhưng sẽ không áp dụng đối với trường hợp mái đón, mái hè. Những bộ phận trên sẽ được vượt quá chỉ giới đường đỏ nhưng sẽ phải phù hợp với những điều kiện sau:
- Độ vươn ra sẽ được đo từ chỉ giới đường đỏ tới phần mép ngoài của phần nhô ra, tùy thuộc vào chiều rộng của lộ giới không được lớn hơn giới hạn quy định ở bảng độ vươn ra tối đã của ban công, ô văng, mái đua. Đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè ít nhất là 1m và phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực.
- Vị trí liên quan tới độ cao, độ vươn ra cụ thể của ban công phải được thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức của công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong cụm tòa nhà cũng như tổng thể của toàn khu vực.
- Phần nhô ra chỉ được phép làm ban công, không được che chắn để tạo lô gia hay buồng.
Chiều rộng lộ giới (m) | Độ vươn ra tối đa Amax (m) |
Dưới 7m | 0 |
7.12 | 0.9 |
>12.15 | 1.2 |
>15 | 1.4 |
Đối với phần nhô ra không cố định
Ở độ cao từ mặt vỉa hè lên 2.5m các cánh cửa, trừ cửa thoát nạn nhà công cộng thì khi mở ra không được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ.
Phần ngầm dưới mặt đất
Đối với phần ngầm dưới mặt đất thì bộ xây dựng đã quy định rằng mọi bộ phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà cũng đều không được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ.
Đối với phần mái đón và mái hè phố
Nhà nước khuyến khích việc xây dựng phần mái xe phổ phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận tiện cho người đi bộ. Tuy nhiên, vẫn cần phải tuân thủ theo đúng những quy định sau:
- Cần phải thiết kế đồng bộ cho cả dãy phố hoặc cụm tòa nhà để đảm bảo được tính đồng nhất tạo cảnh quan đô thị.
- Đảm bảo về tuân thủ các quy định liên quan tới PCCC.
- Phần mái đón và mái hè phố không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
- Ở độ cao cách vỉa hè 3.5m và phải đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Bên phía trên của mái đón, mái hè phố không được sử dụng bất cứ việc gì khác như làm sân thượng, làm ban công,…
Khái niệm mái đón và mái hè phố
Mái đón là phần mái che của công được gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà hoặc che một phần đường đi vào nhà.
Mái hè phố là phần mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ 1 phần vỉa hè.
Quy trình lắp đặt ô văng
Quy trình lắp đặt ô văng sẽ được tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra lại các tiêu chuẩn liên quan tới hình dáng, kích thước vào chủng loại của ô văng xem đã đúng như bản thiết kế hay chưa, kiểm tra cả về thời gian đúng xem đã đáp ứng đủ cường độ chịu lực hay chưa.
- Bước 2: Cần vận chuyển ô văng đến vị trí lắp đặt, bạn cần phải tính toán về phương tiện vận chuyển ô văng từ nơi gia công đến vị trí lắp đặt nếu quãng đường di chuyển xa.
- Bước 3: Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo vì quá trình lắp đặt diễn ra ở trên cao nên cần phải kiểm tra độ an toàn trước khi tiến hành thi công.
- Bước 4: Làm chống đà đỡ mép ngoài của mái hắt, vì đặc điểm của mái hắt sẽ nhô ra phía ngoài mặt đường nên việc dựng chống đà là cần phải được thực hiện để tăng độ ổn định trong quá trình lắp ghép.
- Bước 5: Kiểm tra độ ngang, độ cao của đoạn tường trước khi tiến hành đặt ô văng lên, cần phải xác định vị trí, kích thước theo đúng bản vẽ.
- Bước 6: Sau khi bố trí xong phần giàn giáo và chống đà thì bạn cần tưới nước lên đoạn tường lắp đặt ô văng để tạo độ ẩm rồi tiếp tục phủ 1 lớp hồ dầu và rải vữa đệm.
- Bước 7: Đưa ô văng vào phần lớp vữa đệm, trước khi tiến hành đặt bạn cần phải xác định chính xác được chiều của phần cốt thép chịu lực và vệ sinh phần mép dưới và phủ lên một lớp dầu hồ.
- Bước 8: Cần điều chỉnh phần ô văng trong phải khít với mặt tường, đồng thời kết hợp cây chống đà để giữ cố định phần ô văng.
Vậy Ô văng là gì? Cấu tạo của ô văng như thế nào? Phân loại và một số quy định trong thi công và quy trình các bước thi công ô văng đều được chúng tôi gửi đến bạn trong nội dung trên. Hy vọng, những thông tin trên giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy tiếp tục theo dõi UTC để tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức liên quan tới ngành xây dựng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED
Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://sanphangutc.vn/
Hotline: 0968.876.368
Email: Unlimited.utc@gmail.com