Xây dựng dân dụng là gì? Ngành học xây dựng dân dụng và công nghiệp ra trường làm gì?
Như chúng ta cũng đã thấy thì ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì việc phát triển kinh tế xã hội cũng sẽ đều gắn liền với những bước chuyển mình của các công trình xây dựng. Và điển hình nhất chính là những công trình xây dựng dân dụng. Những công trình xây dựng dân dụng được coi là một trong những nền tảng cơ sở cho sự phát triển kinh tế.
Vậy thực sự thì công trình dân dụng là gì? Ngành học xây dựng dân dụng và công nghiệp là học gì và làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin thông qua nội dung dưới đây của bài viết để tìm được câu trả lời.
Khái niệm về xây dựng dân dụng là gì?
Xây dựng dân dụng sẽ luôn phát triển theo thời đại bởi khi chất lượng sống của con người ngày một nâng cao thì yêu cầu về chỗ ở sẽ ngày càng tăng, thế nên để đáp ứng nhu cầu của người dân thì ngành xây dựng cũng sẽ phải phát triển không ngừng và cụ thể là đối với xây dựng dân dụng.
Xây dựng dân dụng được định nghĩa là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp, đảm nhận từ những khâu như thiết kế đến quá trình thi công và cả những hạng mục liên quan tới bảo trì. Cũng như các hạng mục công trình tự nhiên khác thì xây dựng dân dụng cũng là một trong những ngành kỹ thuật xây dựng lâu đời nhất.
Xây dựng dân dụng sẽ được chia thành từng nhóm ngành kỹ thuật nhỏ, những hạng mục điển hình của lĩnh vực này phải để đến:
- Công trình xây dựng nhà ở.
- Các công trình không dùng để ở như các tòa nhà văn phòng, công xưởng, bệnh viện, trường học, kho bãi,…
- Các hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông như cầu, đường hầm, đường bộ,…
Trong tất cả các ngành liên quan tới xây dựng thì xây dựng dân dụng chính là một trong những ngành phải nói là lâu đời nhất. Trong đó thì xây dựng dân dụng với nhiều mảng khác nhau và tính cho đến hiện nay thì kỹ thuật xây dựng dân dụng hầu như đã xuất hiện ở mọi cấp độ phạm vi từ nhà nước đến công đồng và kể cả là tư nhân.
Công trình dân dụng sẽ bao gồm những gì?
Các công trình xây dựng dân dụng sẽ được bao gồm những công trình công cộng và các loại nhà ở khác nhau. Thường công trình dân dụng sẽ được nhà nước quy định theo thông tư 12/2012/TT-BXD.
Để có thể hiểu rõ hơn về quy định trên thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin dưới đây:
- Nhà ở sẽ bao gồm nhà riêng lẻ (nhà ở nông thôn, biệt thự, nhà liền kề) và về chung cư sẽ gồm chung cư mini, chung cư thấp tầng, cao tầng, nhiều tầng và hỗn hợp.
- Loại công trình công cộng sẽ bao gồm các công trình như công trình giáo dục, công trình văn hóa, khách sạn, văn phòng, công trình y tế, nhà khách, nhà ga, nhà phục vụ cho thông tin liên lạc, trung tâm phát sóng truyền hình, công trình thể thao, bến xe,…
Phân cấp cho các công trình dân dụng
Ngoài việc thắc mắc về khái niệm của xây dựng dân dụng là gì? Thì việc phân cấp cho các công trình xây dựng dân dụng của được rất nhiều người quan tâm. Dựa trên những quy định của luật xây dựng thì công trình xây dựng dân dụng sẽ được chia thành những cấp như sau:
- Đối với công trình xây dựng dân dụng cấp 1 thì đó là những công trình mà tổng diện tích sàn trong khoảng từ 10.000m2 – 15.000m2. Hoặc được quyết định bởi chiều cao, những công trình xây dựng dân dụng cấp 1 sẽ có chiều cao từ 19 – 20 tầng.
- Đối với công trình xây dựng dân dụng cấp 2 thì tổng diện tích mặt sàn của những công trình này thường sẽ ở trong khoảng từ 5.000 – 10.000m2 hoặc sẽ có chiều cao từ 9 – 19 tầng.
- Công trình xây dựng dân dụng cấp 3 sẽ là loại công trình có tổng diện tích về mặt sàn dao động trong khoảng từ 1000 – 5000m2 hoặc với những công trình có độ cao khoảng 4 – 8 tầng.
- Công trình xây dựng dân dụng cấp 4 là những công trình có tổng diện tích sàn dưới 1000m2 hoặc có chiều cao dưới 3 tầng.
- Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt thì sẽ là những loại công trình có tổng diện tích sàn lớn hơn 15.000m2 hoặc chiều cao rơi vào khoảng lớn hơn hoặc bằng 30 tầng.
Ngành học xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì?
Xây dựng dân dụng và công nghiệp được biết đến là một trong những ngành học chuyển về khảo sát thiết kế, khai thác, thi công và quản lý các công trình phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau và phục vụ dân dụng như văn phòng, nhà ở, khách sạn, nhà hàng, nhà xưởng, nhà kho, các công trình giao thông, thuỷ lợi,…
Theo ngành này thì sẽ viên sẽ được học những kiến thức liên quan như:
- Toán, hoá ứng dụng, vật lý kỹ thuật.
- Được học các phần mềm, kiến thức liên quan tới lĩnh vực như: Trắc địa, kết cấu công trình, thuỷ lực, sức bền vật liệu, kết cấu nhà cao tầng,…
- Học các kỹ năng liên quan như kỹ năng thiết kế, tổ chức thi công, giám sát công trình,…
- Các đồ án liên quan tới môn học như thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, tổ chức thi công, thiết kế nhà xưởng công nghiệp.
- Các phần mềm được sử dụng trong quá trình học như Autocad, Revit, Naviswork, Tekla,…
Ngoài các kiến thức liên quan tới chuyên môn thì sinh viên sẽ được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc như tin học văn phòng, thuyết trình, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm thông qua các bài tập lớn,…
Ngành học xây dựng dân dụng và công nghiệp là một trong những ngành đặc thù rất khô khan, với khối lượng công việc nhiều và rất vất vả trong quá trình đo đạc, tính toán và thi công nên đòi hỏi ở một người kỹ sư xây dựng phải có một sức khỏe tốt, chịu được áp lực trong công việc và chắc chắn rằng công việc phải thường xuyên phải đi công tác xa.
Đây phải nói là một trong những ngành kén nữ giới nhất và thường sẽ chỉ phù với cho nam giới. Tuy nhiên, sẽ bù lại là được chế độ ưu đãi tốt, mức thu nhập ổn định và cùng với đó là cơ hội việc làm đa dạng nên đây là một trong những ngành luôn được nhiều bản trẻ lựa chọn.
Sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp thì sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc cho các công ty về xây dựng, thiết kế trong và ngoài nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo trong lĩnh vực xây dựng.
Thường thì đối với những kỹ sư xây dựng sẽ được chia chủ yếu thành 2 nhóm công việc đó là thi công và thiết kế.
Đối với thi công
Các kỹ sư sau khi ra trường sẽ có thể làm việc tại các công trường trực tiếp thi công và giám sát. Các vị trí công việc ở ngoài công trường thường sẽ là các vị trí kỹ sư thi công, đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng nguyên vật liệu, hướng dẫn công nhân làm việc theo đúng quy chuẩn và tuân thủ theo bản vẽ.
Ngoài ra cũng cũng có thể làm các vị trí như kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường. Nếu đối với kỹ sư mới ra trường chấp nhận các công việc tại công trường với một mức lương khởi đầu 7 – 9 triệu VNĐ dù khá vất vả và phải chịu nhiều áp lực nhưng bù lại bạn sẽ học thêm được rất nhiều các kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm làm việc.
Đối với thiết kế
Ngoài công việc tại công trường thì các kỹ sư xây dựng cũng có thể làm việc tại văn phòng và trở thành những kỹ sư thiết kế đảm nhận những vị trí như thiết kế nội bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công,… Ngoài ra, sẽ có thể trở thành các kỹ sư thiết kế kết cấu tại các công ty lớn.
Bên cạnh đó các kỹ sư xây dựng dân dụng cũng có thể làm việc tại các vị trí như quản lý chất lượng, lập kế hoạch, dự án đầu tư, dự toán kinh phí, quản lý giám sát các dự án xây dựng, thiết lập các hồ sơ về đấu thầu và mời thầu, kiểm định chất lượng,…
Trong thời điểm nền kinh tế đang phát triển của nước ta thì nhu cầu về xây dựng sẽ ngày càng tăng về rất nhiều dạng dự án khác nhau. Vấn đề về khoảng cách cung cầu về nhân lực lại nhỏ nên mức độ cạnh tranh về ngành sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Do đó cơ hội tìm kiếm việc làm đối với sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sau khi ra trường là rất nhiều.
Vậy thực sự thì công trình dân dụng là gì? Ngành học xây dựng dân dụng và công nghiệp là học gì và làm gì? Tất cả những thắc mắc trên đã đều được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED
Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://sanphangutc.vn/
Hotline: 0968.876.368
Email: Unlimited.utc@gmail.com