• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: sanphangUTC@gmail.com
  • Điện thoại: 0968876368

Cốp pha là gì? Cấu tạo, các tiêu chí đánh giá và quy trình tháo lắp đúng chuẩn

Cốp pha là gì? Nếu bạn là dân trong ngành xây dựng thì ắt hẳn không còn quá xa lạ với loại công cụ này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu hết về chức năng, cấu tạo của cốp pha. Vậy cốp pha là gì? Hãy cùng UTC tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết. 

Tìm hiểu cốp pha là gì?

Cốp pha với tên tiếng anh là Form-work, được biết đến là một dạng khuôn đúc bê tông, nó có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như, thép, gỗ, composite,… Cốp pha với vai trò là để giữ cho bê tông được đúng hình dạng, đảm bảo tính chính xác và độ cứng của bê tông cho công trình. 

Tìm hiểu cốp pha là gì?

Tìm hiểu cốp pha là gì?

Ngoài ra, thì cốp pha cũng được gọi với những cái tên khác như cốt pha, coppha,… Do tùy thuộc vào từng vùng miền nên nó sẽ được gọi với nhiều cách gọi khác nhau. Vì thế, nhiều nơi gọi là cốt pha thì vẫn không sai. Trên thị trường xây dựng hiện nay 2 loại cốp pha được sử dụng phổ biến đó chính là cốp pha cột và cốp pha sàn. 

Cấu tạo và chức năng của cốp pha

Về mặt cấu tạo thì cốp pha sẽ gồm có 3 thành phần chính đó là: Ván mặt, sườn cứng và một số phụ kiện liên kết. 

  • Ván mặt: Đây chính là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông và là phần quan trọng nhất để định hình bê tông. 
  • Sườn cứng: Là bộ phận liên kết trực tiếp với phần mặt ván, nó có khả năng chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống, với hệ thống khung kim loại hoặc gỗ, nó sẽ được lắp ráp thành các hình dạng phù hợp. Sườn cứng chính là nền tảng để có thể đặt các tấm cốp pha. 
  • Phần phụ kiện liên kết: Phần này sẽ giúp liên kết các tấm cốp pha lại với nhau, để đảm bảo tính bền chặt của cốp pha, thường thì chúng sẽ được gắn kết bằng các thanh gỗ, bulong, ốc vít hoặc một số hệ thống gắn khác.
Cấu tạo và chức năng của cốp pha

Cấu tạo và chức năng của cốp pha

Về mặt chức năng thì cốp pha sẽ bao gồm:

  • Làm phần khuôn cho việc đúc bê tông, để sản phẩm có thể dựng thành, cột tường, cột kệ,…
  • Cốp pha có chức năng làm phần nâng và giữ kết cấu của phần bê tông chưa cứng cáp. 
  • Phần khuôn cốp pha càng chắc chắn thì chất lượng bê tông về sau sẽ càng cao. 

Các tiêu chí để đánh giá chất lượng cốp pha

Để đánh giá chất lượng cốp pha có tốt hay không thì đây cũng được coi là một yếu tố rất quan trọng. Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá chất lượng cốp pha mà bạn có thể tham khảo. 

Cốp pha cần phải đúng về kích thước và vị trí

  • Phần khuôn cốp pha cần phải được đảm bảo về độ kín thì mới có thể giữ được phần bê tông lỏng ở phía bên trong. 
  • Việc lắp ghép cần phải đảm bảo đúng kích thước và vị trí theo đúng thiết kế vì như thế mới có thể tạo ra được sản phẩm đúng theo hình dáng và kích thước đã thiết kế từ trước đó. 
  • Cốp pha cần phải kiên cố trong suốt quá trình thi công, xây dựng nhà. 
Các tiêu chí để đánh giá chất lượng cốp pha

Các tiêu chí để đánh giá chất lượng cốp pha

Tiêu chí tiếp theo là cần sử dụng vật liệu cốp pha có khả năng chịu lực cao

  • Với một công trình lớn hay nhỏ thì cốp pha đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thì công. Vậy nên, việc sử dụng vật liệu có khả năng chịu lực thì mới có thể giữ vững được cho công trình, cũng như hỗ trợ cho các khối bê tông được đông rắn hiệu quả nhất. 
  • Hiệu sử dụng những loại vật liệu tốt, có khả năng chịu lực cao sẽ giúp cho việc sử dụng chúng được lâu dài mà không phải thay thế nhiều. 
  • Một số các vật liệu phụ đi kèm khi tạo khối cho bê tông cũng cần phải được chú ý kỹ. Sử dụng sắt thép để tăng độ cứng cáp và để cho bê tông nhanh khô hơn. 

Bên cạnh những yếu tố trên thì còn một số những yếu tố và tiêu chí khác để đánh giá chất lượng cốp pha có đảm bảo hay không đó là cần phải lấy mẫu kiểm thử để chắc chắn rằng phần bê tông được tạo thành sẽ ổn định và đúng theo thiết kế. 

Các loại cốp pha phổ biến hiện nay

Khuôn cốp pha hiện nay thì có rất là nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ mang những đặc điểm và tính chất riêng giúp cho việc đảm bảo tốt nhất về chất lượng của khối bê tông thành phẩm. 

Việc phân loại cốp pha sẽ theo các dạng như phân loại theo chất liệu của cốp pha và phân loại theo kết cấu bê tông. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại cốp pha phổ biến hiện nay và phân loại chúng theo từng dạng mà bạn có thể tham khảo. 

Các loại cốp pha phổ biến hiện nay

Các loại cốp pha phổ biến hiện nay

Phân loại theo chất liệu làm cốp pha

Cốp pha gỗ

Cốp pha gỗ được biết đến là một trong những loại cốp pha truyền thống và được sử dụng khá phổ biến. Vì gỗ rất dễ cho việc cắt và tạo hình rất linh hoạt. Tuy nhiên thì cốp pha gỗ lại bị giới hạn về mặt tuổi thọ và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. 

Cốp pha phủ phim

Đây là một loại cốp pha được phủ nhựa, được tráng một lớp phim nhựa lên bề mặt, thường sẽ được sử dụng phim nhựa Phenolic hoặc Melamine ở bề mặt để tăng tính bảo vệ, cũng như giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho bê mặt bê tông. 

Cốp pha phủ phim là một trong những lựa chọn rất phổ biến đối với những công trình cần yêu cầu bề mặt bê tông có chất lượng cao. Tuy nhiên, loại này sẽ có giá thành cao hơn so với những loại cốp pha khác

Cốp pha nhựa composite 

Đây là một trong những lựa chọn khá mới và ngày càng phổ biến. Cốp pha này được làm từ sợi thuỷ tinh và nhựa Polymer, chúng được tạo ra với các tấm cốp nhẹ, bền và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố môi trường bên ngoài.  Cốp pha nhựa composite có thể tải sử dụng nhiều lần và rất dễ cho quá trình lắp ráp. 

Cốp pha thép

Cốp pha thép một trong những loại được sử dụng phổ biến

Cốp pha thép một trong những loại được sử dụng phổ biến

Đây là một loại cốp pha được làm từ vật liệu thép, thay vì việc sử dụng cốp pha gỗ hoặc nhựa truyền thống thì cốp pha thép thường sẽ được sử dụng trong những công trình xây dựng cần độ bền cao, khả năng tái sử dụng và yêu cầu rất khắt khe về độ chính xác trong quá trình đúc bê tông.

Cốp pha nhôm

Cốp pha nhôm là một trong những loại cốp pha được làm từ vật liệu là hợp kim nhôm, nó thường được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình đổ bê tông cốt thép trong các dự án xây dựng. Loại này có nhiều những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, việc tái sử dụng rất cao và quá trình lắp ráp nhanh chóng,… 

Với những ưu điểm trên thì đã giúp cho cốp pha nhôm trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trong ngành xây dựng. 

Phân loại cốp pha theo kết cấu bê tông

Cốp pha được phân loại theo kết cấu sẽ bao gồm những loại sau:

  • Cốp pha sàn: Loại này được sử dụng để tạo khuôn cho các sàn bê tông trong các toà nhà, cầu đường, nhà xưởng và các công trình dân dụng khác. 
  • Cốp pha cột: Được sử dụng để có thể tạo nền các cột bê tông cho các công trình để đảm bảo tính ổn định và chịu tải trọng tốt. 
  • Cốp pha móng: Được dùng để tạo nên các nền móng cho các kết cấu bê tông, giúp đảm bảo về tính ổn định cho công trình. 
  • Cốp pha cấu trúc đặc biệt: Loại này sẽ được sử dụng trong các loại kết cấu đặc biệt như các tòa nhà cao tầng, hầm, cầu và các công trình có tính kỹ thuật và an toàn cao. 

Ngoài những loại cốp pha trên thì cũng có những dạng cốp pha sẽ được phân loại theo công nghệ thi công như: Loại cốp pha khuôn đúc định hình, loại cốp pha chuyên biệt và loại cốp pha linh hoạt. 

Quy trình đóng cốp pha trong quá trình thi công công trình

Trước khi thực hiện các bước thi công đổ bê tông thì cần tiến hành quy trình đóng cốp pha. Vậy lắp đặt cốt pha như thế nào là chuẩn nhất? Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin dưới đây. 

Quy trình đóng cốp pha trong quá trình thi công công trình

Quy trình đóng cốp pha trong quá trình thi công công trình

  • Bước 1: Trước khi lắp ráp cần phải xác định được yêu cầu thiết kế cốp pha dựa trên kết cấu của bê tông cần được xây dựng. Trong bản vẽ sẽ có chi tiết về hình dạng, kích thước, vị trí của cốt thép và cốp pha trên công trình. 
  • Bước 2: Cần phải chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết như ván mặt, cốt thép, thanh dẫn hướng, kẹp ốc, vít, máy khoan, cắt,…
  • Bước 3: Tiến hành lắp đặt sườn cứng nếu trong trường hợp công trình yêu cầu, cần lắp đặt sườn cứng trước khi lắp phần ván mặt. Phần sườn cứng này sẽ giúp định hình cốp pha theo đúng kích thước và hình dạng. 
  • Bước 4: Tiến hành đặt ván mặt lên trụ nâng, sườn cứng hoặc các khuôn cốp pha để có thể tạo ra không gian cho việc đổ bê tông. 
  • Bước 5: Lắp đặt và định hình phần cốt thép theo đúng thiết kế. Phần cốt thép này sẽ giúp chịu tải trọng và cung cấp sự cố định cho cốp pha.
  • Bước 6: Lắp đặt các phần hệ thống giúp gắn kết khuôn cốp pha lại để chuẩn bị để bước đổ bê tông. 
  • Bước 7: Tiến hành đổ bê tông vào khuôn cốp pha đã được lắp sẵn, lấp đầy toàn bộ khu vực cần xây dựng. 
  • Bước 8: Sau khi tiến hành đổ bê tông để đảm bảo tính mịn và đồng đều cần sử dụng dụng cụ để làm cho mịn bề mặt của bê tông. 
  • Bước 9: Sau một khoảng thời gian khi bê tông đã đảm bảo đủ độ cứng thì sẽ tiến hành tháo dỡ cốp pha. 

Trên đây là các bước tiến hành lắp ráp cốp pha và đổ bê tông. Tuỳ thuộc vào từng loại công trình và yêu cầu thì các bước triển khai có thể khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc thực hiện các bước cần phải cẩn thận và tuân thủ theo đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật. 

Trên là các bước lắp ráp cốp pha, vậy tháo dỡ cốp pha như thế nào cho chuẩn và bao giờ thì tháo? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu. 

Thời điểm nào thì nên tháo dỡ cốp pha?

Thời điểm nào thì nên tháo dỡ cốp pha?

Thời điểm nào thì nên tháo dỡ cốp pha?

Thông thường thì việc tháo dỡ cốp pha sẽ dựa vào những yếu tố sau. 

  • Độ cứng của bê tông: Thường thì bê tông sẽ phải mất thời gian để có thể đủ cứng để đảm bảo rằng khi tháo dỡ cốp pha thì nó sẽ không bị biến dạng hoặc hư hỏng. Thông thường bê tông sẽ cần đạt độ cứng từ 70 – 80% theo thiết kế thì mới có thể tháo dỡ. 
  • Thời gian: Việc tháo dỡ cốp pha ở mỗi phần của công trình thường sẽ khác nhau và nó cũng sẽ tùy thuộc vào mức độ lớn nhỏ của công trình. Thường thì các công trình nhỏ sẽ có thời gian tháo cốp pha ngắn hơn so với những công trình lớn hơn. Thông thường thì với bản dầm và vòm có khẩu độ lớn hơn 2m thì việc tiến hành tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt cường độ trên 50% và nó sẽ nằm trong khoảng từ 7-9 ngày. Với khẩu độ từ 2 – 8m thì bê tông đạt 70% thì có thể tháo dỡ, nó nằm trong khoảng 10 ngày. Lớn hơn 8m thì cường độ bê tông phải đạt 90%. 
  • Thời điểm tháo dỡ cốp pha cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Trong điều kiện thời tiết lạnh thì bê tông sẽ cần thêm thời gian để tăng cường độ. Ngược lại, nếu thời tiết khô, nóng thì bê tông sẽ cứng nhanh hơn.
  • Đối với các công trình chịu tải trọng lớn thì thời gian để bê tông khô cần phải được kéo dài để có thể đảm bảo được tính an toàn. Đối với những phần như cột, dầm và các kết cấu chịu tải lớn của công trình thì thời gian để có thể tháo cốp pha sẽ được kéo dài hơn. 
  • Trước khi tháo dỡ thì cần phải tiến hành các bước kiểm tra thật kỹ để có thể đảm bảo rằng bê tông đã đủ độ cứng và đảm bảo yếu tố an toàn cho công trình. Việt tháo dỡ cốp pha cần phải được tính toán và lên kế hoạch từ trước đó và cần thực hiện theo đúng quy trình một cách chính xác để tránh ảnh hưởng tới kết cấu của công trình. 

Quy trình các bước tháo dỡ cốp pha chuẩn

Bên trên đã có quy trình đóng cốp pha, vậy việc tháo dỡ cốp pha như thế nào là đạt chuẩn, an toàn và đúng nhất. Ngoài việc tháo dỡ đúng lúc thì cũng cần phải lưu ý tới các tiêu chuẩn về kỹ thuật để có thể tránh những trường hợp gây tác động trực tiếp tới các cấu kiện bê tông. 

Quy trình các bước tháo dỡ cốp pha như sau: 

  • Bước 1: Tuyệt đối không được tháo dỡ các phần đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm phía dưới của lớp bê tông. 
  • Bước 2: Cần tiến hành tháo dỡ lần lượt từng cột chống và cốp pha, giữ lại các cột chống an toàn. Tuy nhiên, các cột này cần phải cách nhau 3m.

Vậy cốp pha là gì? Cấu tạo và chức năng của cốp pha, các tiêu chí đánh giá chất lượng cốp pha, quy trình đóng và tháo dỡ cốp pha như thế nào? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Mong rằng, với những thông tin trên phần nào sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và trong cuộc sống. 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED

Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website: https://sanphangutc.vn/

Hotline: 0968.876.368

Email: Unlimited.utc@gmail.com