• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: sanphangUTC@gmail.com
  • Điện thoại: 0968876368

Tìm hiểu dầm nhà: Cấu tạo, hình dạng, phân loại và một số điều nên tránh

Trong quá trình xây dựng thì dầm nhà là một trong những kết cấu vô cùng quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại kết cấu này. Vậy dầm nhà là gì? Cấu tạo và hình dạng của dầm nhà ra sao? Bố trí dầm nhà theo phong thuỷ như thế nào là hợp lý? Câu hỏi sẽ được UTC giải đáp đến bạn trong nội dung dưới đây của bài viết. 

Tìm hiểu dầm nhà là gì?

Dầm nhà được biết đến là một trong những cấu kiện cơ bản, nhưng cũng là một trong những phần rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Nó được biết đến là một thanh chịu lực nằm theo phương ngang hoặc nằm nghiêng để có thể đỡ các bản dầm, tường và phần mái ở phía trên. 

Tìm hiểu dầm nhà là gì?

Tìm hiểu dầm nhà là gì?

Dầm sẽ có nhiệm vụ là bảo vệ, chịu các lực và sức ép của toàn bộ khối lượng của ngôi nhà. Đồng thời, nó cũng giúp truyền tải trọng, phân tán lực đều lên từng bộ phận khác của ngôi nhà như sành, vách cột,…

Kết cấu này sẽ giúp cho việc bảo vệ, cũng như đảm bảo độ chắc chắn cho công trình nên được áp dụng đa dạng vào đời sống. Dầm thường sẽ được đặt trong tường với kích thước từ 20-25cm, dầm phụ thường sẽ được đặt theo nhịp với với kích thước giữa 2 dầm chính để giúp gánh sức nặng cho dầm phụ. 

Cấu tạo và hình dạng của dầm nhà

Như các bạn cũng đã biết thì dầm nhà là một trong những cấu kiện cơ bản, nhưng loại vô cùng quan trọng với thiết kế là hình chữ nhật hoặc hình vuông được lắp đặt ở phương nằm ngang hoặc nằm nghiêng ở phía trên các cột để có thể chịu lực và phân tán lực đều. Hiện nay, dần nhà của chúng ta không chỉ thấy có một loại chữ I mà còn có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có một hình dạng và được cấu tạo theo một quy chuẩn chung. 

  • Phần phía trên của dầm, đây chính là nơi mà tải trọng được truyền từ các tầng từ trên xuống. 
  • Phần phía dưới dầm là nơi mà tải trọng của ngôi nhà sẽ được chuyển sang các phần trụ hoặc phần móng. 
  • Các phần cánh dầm là phần nằm ở 2 bên của dầm sẽ có nhiệm vụ chống uốn, giữ cho dầm nhà không bị xoắn. 
  • Khuôn dầm là phần nằm ở giữa các cánh dầm, giúp cho việc cân bằng tải trọng và tạo thành một kết cấu vững chắc. 
  • Các phần mối nối sẽ nằm ở vị trí giữa của các dầm, nó được sử dụng để kết nối các dầm với nhau và tạo thành một kết cấu vững chắc. 

Khoảng cách lắp đặt, cũng như kích thước của các dầm sẽ là như sau.

Cấu tạo và hình dạng của dầm nhà

Cấu tạo và hình dạng của dầm nhà

Khoảng cách của dầm nhà

Khoảng cách để lắp đặt các dầm nhà sẽ phụ thuộc vào khoảng cách thiết kế các cột ở trong nhà. Và cụ thể thì khoảng cách giữa các cột lại bị kiểm soát bởi các vấn đề liên quan tới tải trọng, công năng sử dụng, số tầng của ngôi nhà,…

Chính vì thế thì khoảng cách của các dầm cần phải được tính toán kỹ lưỡng bởi các kỹ sư có chuyên môn để cho việc đảm bảo tốt nhất chất lượng của công trình. Bởi dầm nhà được coi là phần khung xương quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sự kiên cố và khả năng chịu lực, cũng như tuổi thọ của ngôi nhà. 

Kích thước dầm nhà ở

Đối với dầm ở ở nói riêng và dầm xây dựng nói chung thì chúng sẽ luôn có những kích thước khác nhau vì dầm nó sẽ phải phụ thuộc vào phần tải trọng và kết cấu của ngôi nhà.

Tuy nhiên, vẫn có những thông tin và những số liệu tham khảo chung về kích thước của từng loại dầm khác nhau cho nhà ở. Chúng ta cần phải lưu ý tới chiều cao của dầm, chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi phần nhịp dầm. 

Cho nên khi xây nhà chúng ta cần phải tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn sâu về thiết kế và xây dựng để cho ngôi nhà đạt được chất lượng tốt nhất.  

  • Đối với dầm chữ I thì kích thước chung sẽ có thể từ 100mm x 50mm đến 600mm x 210mm.
  • Dầm chữ U với kích thước chung từ  75mm x 40mm đến 300mm x 100mm. 
  • Dầm nhà chữ L sẽ có kích thước chung từ 100mm x 50mm đến 250mm x 90mm.
  • Đối với dầm nhà 2 tầng thì chiều cao sẽ là 30cm.
  • Dầm nhà 3 tầng thì chiều cao là 35cm. 
  • Dầm nhà 4 tầng thì chiều cao là 35 – 45cm. 

Phân loại dầm nhà

Để có thể hiểu hơn về loại kết cấu này thì UTC sẽ giúp bạn phân loại, tuỳ thuộc vào những tiêu chí và công trình khác nhau mà dầm sẽ được phân loại thành dầm chính, dầm phụ hay dầm bê tông cốt thép, dầm thép. 

Dầm chính

Dầm chính được coi là một trong những cấu trúc cơ bản của một ngôi nhà, nó chính là phần chịu lực chính được đặt nằm dọc hoặc ngang, 2 đầu của dầm được nối với 2 đầu cột. Phần dầm sẽ được gác lên phía chân cột hoặc vách.

Dầm chính sẽ có kích thước lớn hơn so với những loại dầm khác, thông thường kích thước sẽ từ 20 – 25cm. Nằm giữa các dầm chính sẽ có thể các dầm phụ để tăng cường khả năng chịu lực cho phần dầm chính của ngôi nhà. 

Khoảng cách giữa 2 dầm chính thường sẽ được đặt cách nhau 1 khoảng từ 4 – 6m. Trong mỗi nhịp thường sẽ sử dụng từ 1 – 3 dầm phụ. 

Dầm chính với vai trò để đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực và được sử dụng phổ biến như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu,…

Dầm phụ

Dầm phụ được làm từ bê tông cốt thép và thép định hình, nó sẽ được đặt vuông góc với phần dầm chính để làm phần giằng. Dầm phụ sẽ không được đặt trực tiếp lên các cột mà sẽ được gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn. 

Phân loại dầm nhà

Phân loại dầm nhà

Với kích thước phụ thuộc vào từng công trình, cũng như phụ thuộc vào độ chịu tải, số lượng tầng,… Kích thước của dầm phụ sẽ nhỏ hơn dầm chính, phần nào chịu tải trọng lớn hơn thì chắc chắn phải có tiết diện lớn hơn. 

Dầm phụ sẽ có vai trò là dầm chịu uốn, chịu nén và giúp phân chia tải trọng với dầm chính. Vì thế dầm phụ sẽ được tính toán sao cho phù hợp và tránh lãng phí

Dầm bê tông cốt thép

Đây là một trong những loại dầm được sử dụng rất phổ biến, nó có cấu kiện chịu lực uốn rất tốt và chịu được độ nén ổn định. Dầm nhà bê tông cốt thép sẽ được sản xuất bằng cách đổ bê tông vào một khuôn thép đã được định hình sẵn và sau đó là chờ cho bê tông khô. 

Với độ chịu lực cao, chịu tải trọng lớn và có khả năng chịu được lực tác động từ trên xuống nên dầm bê tông cốt thép có độ bền rất cao. 

Dầm thép

Với dầm thép thì cấu tạo khá đơn giản, chi phí thi công thấp nên được sử dụng cũng rất phổ biến trong những công trình xây dựng. Tuỳ thuộc vào tiêu chí thì dầm thép sẽ được phân chia thành các loại khác nhau. 

Dầm thép với độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nên được sử dụng vào các ứng dụng yêu cầu về mặt độ bền cao. Loại dầm này sẽ phù hợp sử dụng trong những kết cấu nhịp lớn như nhiều công trình hiện nay bởi với trọng lượng nhẹ, chịu lực lớn và rất thuận tiện trong quá trình di chuyển và lắp đặt. 

Hướng dẫn kỹ thuật độ bê tông dầm sàn

Quá trình đổ bê tông dầm sàn sẽ gồm rất nhiều các kỹ thuật khác nhau để có thể đảm bảo cho dầm và sàn đúng với kích thước theo thiết kế, cùng với đó là độ bền và độ chính xác cao. Ngoài ra việc độ bê tông cho các cấu kiện này cũng khác nhau về mặt cách thức. Dưới đây là một số kỹ thuật đổ dầm sàn mà bạn có thể tham khảo. 

Kỹ thuật đổ dầm nhà

Kỹ thuật đổ dầm trong xây dựng là quá trình đổ và hoàn thiện phần các khuôn dầm để dầm có thể chịu tải trọng phần sàn, cột, tường và những phần khác của công trình. Dưới đây là 5 kỹ thuật đổ dầm theo đúng trình tự mà bạn cần nên tham khảo. 

Hướng dẫn kỹ thuật độ bê tông dầm sàn

Hướng dẫn kỹ thuật độ bê tông dầm sàn

  • Bước đầu tiên là phần khuôn dầm phải được làm bằng gỗ hoặc thép, phần khuôn dầm này sẽ được sử dụng để giữ cho phần bê tông không bị tràn ra bên ngoài và cũng là để tạo hình dáng cho dầm. 
  • Tiếp theo đó là phần sắt cốt được sử dụng để làm tăng độ bền và độ cứng cho phần dầm, sau đó sẽ tiếp tục tới công đoạn đổ bê tông. 
  • Công đoạn đổ bê tông sẽ được đổ vào để tạo hình dáng cho một khuôn dầm. Lúc ý khi đúc, bê tông phải được đúc đều tránh tình trạng tràn ra hoặc ít hơn so với bề mặt khuôn dầm. 
  • Bước tiếp theo là công đoạn cắt dầm sau khi bê tông đã được khô, đầu tiên ta cần cắt phần khuôn dầm và tiếp tục cắt bỏ đi những phần sắt thừa để đưa ra một kích thước cuối cùng cho phần dầm. 
  • Bước cuối cùng là sử dụng những phương pháp kỹ thuật trong xây dựng để cho thể làm mịn và bóng phần dầm. 

Kỹ thuật đổ sàn

Đây là quá trình đổ và hoàn thiện phần sàn để có thể tạo ra một bề mặt phẳng và bền vững. Sàn có chắc chắn thì mới có thể chịu được áp lực và tác động từ những cấu kiện khác ở phía bên trên. Kỹ thuật đổ sàn sẽ gồm 4 bước như sau: 

  • Chuẩn bị phần nền móng, nền móng được coi là cái gốc, phải có cái gốc thì mới có thể xây dựng được những phần tiếp theo. Phần nền móng càng vững chắc và cứng thì ngôi nhà sẽ không bị lún. 
  • Cũng giống như phần dầm thì khuôn sàn cũng được tạo ra, để có một hình dạng nhất định cho khuôn, thì khuôn sàn thường được sử dụng làm bằng gỗ hoặc thép. 
  • Sau khi khuôn sàn đã được định hình thì chúng ta tiếp tục với bước đổ bê tông, ở bước này cần phải đảm bảo việc đổ đúng kỹ thuật, bê tông không được lỏng quả mà cũng không được quá đặc. 
  • Công đoạn tiếp theo là công đoạn cắt sàn giúp loại bỏ đi các phần thừa của bề mặt sàn. 

Dầm nhà và một số điều nên tránh trong phong thuỷ

Trong cuộc sống thì chúng ta cũng đều biết rằng việc xây dựng có thể ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống, nhất là đối với phong thuỷ. Đối với việc tính toán và xây dựng lắp đặt hệ thống dầm nhà cũng vậy. Bởi vì, đây là phần quyết định đến sự chắc chắn và kiên cố cho một ngôi nhà. Dưới đây, sẽ là một số những điều lưu ý và nên tránh trong việc xây dựng hệ thống dầm để đảm bảo cho vượng khí được lưu thông và mang lại những điềm may mắn cho gia chủ. 

Tránh đặt dầm trên phòng ngủ

Việc đặt dầm trên phòng ngủ đối với phong thuỷ được coi là một trong những điều đại kỵ, điều này được coi là huyền tâm sát, một trong những cung rất xấu, chủ tổn nhân khẩu. 

Người ta thường có quan niệm rằng việc đặt xà ngang ở trong phòng ngủ sẽ tạo ra cảm giác cơ thể bị đè nén, tác động xấu và tiêu cực đến sức khoẻ của gia chủ, gia chủ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, việc đặt dầm trên phòng ngủ là điều cần phải hạn chế và nên tránh. 

Tránh đặt dầm nhà trên bàn thờ

Dầm nhà và một số điều nên tránh trong phong thuỷ

Dầm nhà và một số điều nên tránh trong phong thuỷ

Đối với người Việt Nam chúng ta thì bàn thờ là một trong những nơi thiêng liêng, đây là một trong những nơi cấm kỵ tuyệt đối không được phạm đến. Nếu trường hợp đặt dầm nhà trên bàn thờ thì về mặt phong thuỷ sẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đến tài lộc và sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. 

Việc đặt dầm nhà trên bàn thờ cũng có thể dẫn tới những điều đen đủi, công việc thất bại và gặp nhiều những khó khăn trong cuộc sống. 

Dầm không nên đặt trên bàn học và bàn làm việc

Dầm được coi là một trong những yếu tố đè nén đến sự phát triển, gây ảnh hưởng đến người học tập và làm việc, dẫn tới sự trì trệ, thiếu sự tập trung trong học tập và làm việc, gây ảnh hưởng đến tư duy và sự sáng tạo. 

Vì vậy, trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà thì cần tránh đặt dầm trên bàn học và bàn làm việc để giúp tạo ra không gian học tập và làm việc hiệu quả nhất. 

Vậy nếu trong trường hợp xấu, không may dầm nhà của bạn phạm vào những vị trí cấm kỵ nêu trên thì bạn có thể tham khảo những hướng hoá giải như sau. 

  • Ta có thể lắp đặt trần thạch cao để che đi phần dầm ngang ở phía trên.
  • Ngoài ra cũng có thể sơn những màu sắc sáng nhà cho phần xà để giảm bớt phần nào sát khí.
  • Cũng có thể trang trí vào phần đó những hệ thống đèn chiếu sáng ở phía dưới phần dầm để tạo thêm dương khí cho ngôi nhà. 
  • Trang trí những đồ nhỏ với màu sắc tươi sáng để giảm những ảnh hưởng không tốt của phần dầm. 

Vậy dầm nhà là gì? Cấu tạo và  hình dạng của dầm nhà, kỹ thuật đổ dầm và một số điều nên tránh về dầm nhà trong phong thuỷ. Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, những thông tin trên hữu ích cho bạn trong cuộc sống, cũng như trong trong việc. Mọi góp ý của các bạn sẽ giúp nội dung của chúng tôi được cải thiện tốt hơn trong tương lai. 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED

Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website: https://sanphangutc.vn/

Hotline: 0968.876.368

Email: Unlimited.utc@gmail.com