Móng đơn là gì? Cấu tạo, phân loại và một số lưu ý trong quá trình đổ móng
Trong quá trình xây móng nhà thì móng đơn được biết đến là một trong những phương pháp thi công được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, móng đơn là gì, đặc điểm, cấu tạo và công dụng của loại móng này ra sao thì không phải ai cũng biết. Để hiểu hơn về loại móng này hãy cùng UTC tìm hiểu thông tin nội dung phía dưới bài viết.
Móng đơn là gì?
Móng đơn hay còn được gọi là móng cốc, nó được biết đến là kiểu móng có 1 cột hoặc một chùm cột đứng sát bên nhau. Với khả năng chịu lực khá tốt nên nó thường được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng các công trình có trọng tải tương đối nhẹ.
Thông thường móng đơn sẽ được dùng nhiều cho những công trình nhà dân dụng với điều kiện nền đất có độ cứng tốt. Những loại móng đơn được sử dụng tương đối phổ biến cho những công trình này bao gồm móng đơn cho nhà từ 1 – 3 tầng, móng đơn nông, móng đơn sâu,…
Cấu tạo của móng đơn
Nhìn chung thì cấu tạo của móng đơn khá đơn giản, móng cấu cấu thành từ 4 bộ phận như:
- Bản móng: Đây là phần đáy hình chữ nhật, nó sẽ được vát với độ dốc vừa phải. Trong quá trình thiết kế móng thì người thợ cần phải chú ý tới việc cân đối bản móng để phù hợp nhất với công trình.
- Giằng móng: Giằng móng hay còn được gọi là đà kiểng với vai trò giúp đỡ phần tường ngăn ở phía trên và giúp giảm thiểu độ lún giữa các phần móng trong toàn bộ công trình.
- Cổ móng: Phần này với kích thước bằng với cột móng trệt những nó sẽ có thêm một lớp bê tông bên ngoài để có thể bảo vệ được phần cốt thép ở phía bên trong của cổ móng.
- Lớp bê tông lót: Phần này thường sẽ được làm từ bê tông hoặc xi măng trộn cùng với gạch vụn và đá, nó có vai trò giúp làm phẳng phần hố móng và giảm tình trạng mất nước cho xi măng.
Phân loại móng đơn và ưu nhược điểm
Thông thường người ta sẽ phân loại móng đơn dựa vào những thông tin như tải trọng, phương thức chế tạo móng, theo chất liệu và độ cứng móng.
- Phân loại móng đơn theo tải trọng: Móng sẽ được phân loại thành móng chịu tải trọng lệch tâm, móng chịu tải trọng đúng tâm, móng chịu lực ngang lớn, móng chịu tải trọng thẳng đứng, móng của những công trình cao.
- Phân loại móng đơn theo độ cứng: Phân theo độ cứng thì sẽ chia thành móng đơn mềm, móng đơn cứng vừa/móng đơn hữu hạn và móng đơn cứng.
- Phân loại theo chất liệu: Móng đơn sẽ được chia thành 2 loại đó là móng cừ tràm và móng đơn thép. Móng cừ tràm sẽ sử dụng cừ tràm để làm cọc chịu lực nên cần phải được xử lý phần nền trước khi đi vào thi công. Còn đối với móng đơn thép thì nó được gia công tại công trường hoặc nhà máy, khi thi công cần phải làm sạch sẽ tất cả các bề mặt công trường, đảm bảo các cây thép không bị dính bùn đất và dầu mỡ.
- Phân loại móng đơn theo phương thức chế tạo móng: Nếu theo phương thức chế tạo móng thì móng đơn sẽ được phân loại theo móng lắp ghép và móng toàn khối. Với móng lắp ghép thì sẽ được lắp ghép từ nhiều các khối vật liệu với nhau, được chế tạo sẵn khi thi công. Còn với móng toàn khối thì được chế tạo ngay ở công trình hay còn được gọi là đổ móng tại chỗ.
Ngoài những các phân loại trên thì móng đơn cũng sẽ có thể được phân loại theo kiểu công trình như móng đơn cho nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, phân loại theo hình dáng như móng đơn vuông, hình chữ nhật, móng đơn tròn,…
Như chúng ta cũng đã biết thì bất kể những cấu kiện hay những phương pháp thi công thì đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Vậy móng đơn sẽ có những ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm của móng đơn
- Móng đơn với ưu điểm thi công đơn giản nên rất tiết kiệm về mặt chi phí và thời gian thi công.
- Rất thích hợp với đa dạng các loại công trình, đặc biệt là đối với những công trình dân dụng.
- Kỹ thuật thi công rất phù hợp với nhiều loại đất cứng.
Nhược điểm của móng đơn
- Nhược điểm của móng đơn là nó sẽ không chịu được lực cắt quá lớn.
- Móng đơn sẽ không phù hợp đối với các loại đất lún, đất mềm, xốp.
Các bước đổ móng đơn chuẩn đúng quy trình
Để hoàn thiện một móng đơn theo đúng quy trình thì sẽ cần phải trải qua các bước và tương ứng với đó là 4 bộ phần cấu tạo nên móng.
Dưới đây là các bước đổ móng đơn chuẩn quy trình mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1 – Đóng cọc vào hố móng: Trước khi tiến hành vào các bước thi công thì cần phải nắm chắc được vị trí đóng cọc, kích thước, cũng như khoảng cách giữa các cọc để đảm bảo được sự chính xác cho công trình. Đối với trường hợp công trình có nền đất yếu thì cần phải gia cố thêm các cọc tre hoặc cừ tràm để đảm bảo cho độ vững chắc của nền.
- Bước 2 – Đổ bê tông lót: Đối với bước này thì người thợ cần phải thi công làm phẳng bề mặt hố móng rồi tiến hành đổ vào đó một lớp lót bê tông để lót phần móng. Lớp bê tông này thường sẽ có độ dày khoảng 100mm, giúp cho việc hạn chế tình trạng mất nước của phần vữa và lớp bê tông. Ngoài ra phần lót này cũng đóng vai trò giúp cố định và làm phẳng phần đáy móng.
- Bước 3 – Chuẩn bị phần cốt thép: Thép sau khi được mua về sẽ tiến hành cắt và uốn để đặt vào phần móng của công trình, ở các phần đầu chờ nên bọc túi nilon để bảo vệ.
- Bước 4 – Tiến hành đổ bê tông cho móng đơn: Người thì công sẽ tiến hành trộn các loại vật liệu như cát, đá, xi măng cùng với nước theo đúng tỷ lệ. Sau đó, phần hỗn hợp này sẽ được đổ vào các cọc móng, áp dụng theo đúng nguyên tắc “xa trước, gần sau” để có thể đảm bảo tốt nhất tính vững chãi của móng.
Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong các bước để có một cấu kiện móng đơn hoàn chỉnh cho công trình.
Một số lưu ý trong quá trình thi công móng đơn
Như chúng ta cũng đã biết thì móng đơn là một trong những nền móng đơn giản, không có sự xuất hiện của các bê hay tầng chịu tải phức tạp như móng bậc và nó được thiết kế dựa trên các chỉ số kỹ thuật của công trình và điều kiện liên quan tới địa chất.
Quá trình thi công móng đơn là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng công trình và nó cũng sẽ yêu cầu về độ chính xác và kỹ thuật cao. Cần phải đảm bảo được tính ổn định và an toàn nhất cho công trình.
Dưới đây sẽ là một số lưu ý cho bạn trong quá trình thi công móng đơn:
- Trước khi tiến hành thi công, cần phải khảo sát địa chất thật kỹ lưỡng để có thể xác định được rõ tính chất của đất nền, độ sâu của phần mạch nước ngầm, có như vậy thì mới có thể xác định được loại móng đơn phù hợp cho công trình.
- Lưu ý tiếp theo đó chính là về vật liệu của móng đơn cũng rất quan trọng, cần lựa chọn những loại vật liệu có khả năng chịu lực tốt, trong quá trình trộn bê tông cần phải theo đúng tỷ lệ.
- Trong quá trình thi công cần đảm bảo đúng về mặt kỹ thuật, tránh những sai sót vì nó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của móng.
- Sau khi đổ móng xong, móng sẽ cần phải được bảo dưỡng để cho phần bê tông được đông cứng hoàn toàn theo đúng thời gian.
Cách lựa chọn các loại móng đơn phù hợp
Để có thể lựa chọn móng đơn phù hợp cho công trình thì bạn cần phải đòi hỏi có sự kết hợp của kiến thức chuyên môn, khảo sát, đánh giá địa chất và xem xét các yếu tố khác liên quan tới ngân sách và thời gian thi công.
Việc lựa chọn cần đúng cách, đảm bảo tính ổn định và an toàn cho toàn bộ công trình. Nếu trong trường hợp với địa hình phức tạp thì ta sẽ cần có loại móng đơn có thể dễ dàng trong quá trình thi công.
Nếu trường hợp địa chất yếu thì cần phải lựa chọn loại móng đơn có thể chịu được tải trọng lớn, thời tiết mưa nhiều thì trọng loại móng đơn có khả năng chống thấm hiệu quả.
Cuối cùng thì bạn cần phải chú ý tới ngân sách và thời gian thi công móng đơn. Nếu trong trường hợp với ngân sách hạn chế và cần thời gian thi công nhanh chóng thì chúng ta có thể lựa chọn loại móng đơn đơn giản với thời gian thi công nhanh.
Khi bạn đã hiểu rõ móng đơn là gì? Cấu tạo, cũng như phân loại móng đơn và ưu nhược điểm của chúng thì bạn đã có thể lựa chọn cho mình loại móng đơn phù hợp nhất cho công trình của mình. Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên việc lựa chọn móng đơn không chỉ đơn giản là dựa trên những kiến thức về kỹ thuật mà nó còn phải xem xét vào nhiều những yếu tố khác. Hy vọng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED
Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://sanphangutc.vn/
Hotline: 0968.876.368
Email: Unlimited.utc@gmail.com