• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: sanphangUTC@gmail.com
  • Điện thoại: 0968876368

Nhà tiền chế là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và một số lưu ý

Nhà tiền chế là gì? Nhà tiền chế có những loại nào? Ưu nhược điểm của nhà tiền chế. Đây đều là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Nhà tiền chế ở nước ngoài được sử dụng khá phổ biến với những công trình dân dụng. Tuy nhiên ở nước ta thì khái niệm nhà tiền chế còn khá là xa lạ. Hãy cùng UTC tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết. 

Nhà tiền chế là gì? Cấu tạo của nhà tiền chế

Nhà tiền chế hay còn được gọi là nhà thép tiền chế là loại nhà được làm bằng thép. Loại nhà này chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và một số kỹ thuật đã được định sẵn. 

Thông thường quá trình làm nên nhà tiền chế hoàn chỉnh sẽ bao gồm 2 giai đoạn đó là giai đoạn thiết kế, gia công các cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ các phần kết cấu thép có thể sẽ được sản xuất đồng bộ sẵn, sau đó sẽ tiến hành đưa ra công trường để lắp đặt và hoàn thiện trong thời gian khá ngắn. 

Nhà tiền chế là gì? Cấu tạo của nhà tiền chế

Nhà tiền chế là gì? Cấu tạo của nhà tiền chế

Nhà tiền chế thường sẽ bao gồm 3 thành phần chính như sau: 

  • Kèo thép chữ “I” và tổ hợp cột.
  • Xà gồ mạ kẽm hình chữ C và Z.
  • Phần cuối cùng là phần tôn mái và tôn vách.

Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ và đáp ứng một số yêu cầu về công năng, tiện ích cho ngôi nhà thì các mẫu nhà tiền chế có thể sẽ được trang bị thêm một số những cấu kiện và phụ kiện như sau: 

  • Một số kết cấu phụ bao gồm: Dầm cầu trục được sử dụng để hỗ trợ hệ thống cầu trục, sàn gác lửng sẽ bao gồm phần sàn và dầm, lối đi, hệ trợ lực mái,…
  • Một số món phụ kiện có thể được sử dụng bao gồm: Mái che, mái mở rộng, máng xối, mặt dựng trang trí, hệ thống thông gió đỉnh mái, cáp giằng,…

Nhà tiền chế có mấy loại?

Nhà tiền chế có mấy loại?

Nhà tiền chế có mấy loại?

Nhà tiền chế thường sẽ có những loại như sau: Nhà tiền chế dân dựng, nhà tiền chế công nghiệp, nhà tiền chế thương mại và nhà tiền chế quân sự.

  • Nhà tiền chế dân dụng được biết đến là một loại nhà được sử dụng để ở, có rất nhiều mẫu mã đa dạng với mức chi phí khá rẻ. Bên cạnh đó thì quá trình thi công đối với dạng nhà này cũng khá nhanh, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí thi công.
  • Nhà tiền chế công nghiệp loại nhà này thường được sử dụng dành cho các phân xưởng công nghiệp, nhà kho,…
  • Nhà tiền chế thương mại loại này sẽ bao gồm các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, siêu thị,…
  • Nhà tiền chế quân sự loại này sẽ được sử dụng trong mục đích quân sự như doanh trại quân đội. 

Ưu và nhược điểm của nhà tiền chế

Ưu điểm của nhà tiền chế

Hiện nay, nhà tiền chế đang được coi là xu hướng và nó được sử dụng ngày càng nhiều bởi nó mang lại khá nhiều những ưu điểm. 

  • Có khả năng chịu lực lớn và ít bị biến dạng. 
  • Nó mang tính công nghiệp hóa cao.
  • Quá trình thi công nhanh chóng, những cấu kiện của nhà tiền chế đã được thiết kế và gia công sẵn trong các nhà máy, tất cả những cấu kiện này sau đó sẽ được đưa ra công trường để tiến hành thi công.
  • Tiết kiệm nhân công xây dựng, giảm đáng kể thời gian thi công.
  • Tính kín, không thấm nước.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng.
  • Có thể tận dụng tối đa diện tích không gian nhà xưởng.

Trong thực tế thì nhà tiền chế được ứng dụng rất nhiều, đặc biệt nó thường được sử dụng đối với những công trình có độ bền cao như nhà xưởng công nghiệp, nhà cao tầng, bệnh viện, sân bay, trung tâm thương mại,…

Nhà tiền chế được đánh giá là một trong những hệ thống vô cùng linh hoạt trong quá trình thi công, lắp đặt công trình, nó đáp ứng được mọi công năng và đó là lý do vì sao nhà tiền chế hiện nay được rất nhiều các công ty lựa chọn để thiết kế các dạng nhà xưởng, kho bãi, bệnh viện,…

Nhược điểm của nhà tiền chế

Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm thì nhà tiền chế cũng sẽ có nhược hạn chế nhất định. 

  • Nhược điểm đầu tiên của nhà tiền chế đó là khả năng kháng lửa khá thấp. Thép là vật liệu không cháy nhưng nó có thể chuyển sang dạng dẻo khi nhiệt độ đạt ngưỡng 500 – 600 độ C. Khi đó thép sẽ không còn khả năng chịu lực và kết cấu công trình sẽ bị ảnh hưởng. 
  • Dễ bị ăn mòn do kết cấu của nhà tiền chế là bằng thép, ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thép sẽ gặp tình trạng rỉ sét kiến cho công trình dễ bị ăn mòn từ đó dẫn đến việc giảm tuổi thọ của công trình. 
  • Nhà tiền chế mang những ưu điểm về mặt thi công, chi phí nhưng vẫn đảm bảo được độ bền của công trình. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng thì việc bảo dưỡng công trình để tăng khả năng chịu nhiệt, chống rỉ sét là cần phải được thực hiện. Do đó đây được coi là chi phí phát sinh khi sử dụng nhà tiền chế.

Một số thông tin kỹ thuật về nhà tiền chế

Nhà tiền chế có một số thông tin kỹ thuật cần chú ý như sau:

Một số thông tin kỹ thuật về nhà tiền chế

Một số thông tin kỹ thuật về nhà tiền chế

  • Về chiều cao: Chiều cao của nhà tiền chế sẽ được tính bằng khoảng cách từ chân nhà lên đến điểm giao giữa mái tôn và phần tường.
  • Về chiều dài: Chiều dài sẽ được tính từ khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện nhau.
  • Về chiều rộng: Chiều rộng của nhà tiền chế sẽ được tính bằng độ dài mép tường bên này tới độ dài mép tường phía bên kia.
  • Độ dốc mái: Đây được coi là một trong những yếu tố rất quan trọng của nhà tiền chế, bởi vì phần mái là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài. Do đó, các đơn vị thi công cần phải tính toán và lựa chọn tỷ lệ đảm bảo tránh việc nước mưa bị đọng lại trên mái. Thông thường thì độ dốc thích hợp được lựa chọn là 15%. 

Một số lưu ý khi xây dựng nhà tiền chế

Nhà tiền chế là một trong những dạng nhà đang khá là được ưa chuộng hiện nay nhờ những tính chất linh hoạt. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững và thẩm mỹ cho công trình thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thiết kế hợp lý: Cần phải lên kế hoạch chi tiết để có thể tối ưu được không gian từ đó tiết kiệm được chi phí và thời gian.
  • Thi công tuân thủ đúng quy trình: Quá trình thi công cần phải được thực hiện theo đúng quy trình, từ việc chuẩn bị về phần mặt bằng, thi công móng, cho đến việc lắp ráp để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình. 
  • Kiểm tra về mặt kỹ thuật: Cần phải rà soát kỹ lưỡng công trình trước khi bàn giao để đảm bảo mọi chi tiết của công trình đều đạt yêu cầu.
  • Quản lý chặt chẽ về mọi mặt: Cần phải quản lý chặt chẽ từ việc theo dõi tiến độ, kiểm soát về mặt kinh phí và nguồn lực để việc thi công đạt hiệu quả tốt nhất. 

Vậy nhà tiền chế là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm của nhà tiền chế và một số lưu ý khi xây dựng. Tất cả đã đều được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống và giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này.