• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: sanphangUTC@gmail.com
  • Điện thoại: 0968876368

Sàn không dầm dày bao nhiêu? So sánh độ dày và khả năng chịu lực với sàn có dầm

Sàn không dầm dày bao nhiêu? Độ dày sàn phẳng không dầm bao nhiêu là hợp lý? Đây là thắc mắc được khá nhiều bên quan tâm. Sàn không dầm được biết đến là một trong những giải pháp xây dựng được nghiên cứu và triển khai ở rất nhiều các quốc gia. Việt Nam cũng là một trong những nước áp dụng công nghệ này khá phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan tới sàn không dầm vẫn còn khá mới mẻ. Để giải đáp thắc mắc trên hãy cùng UTC tham khảo nội dung dưới đây của bài viết. 

Sàn phẳng không dầm dày bao nhiêu?

Sàn phẳng không dầm dày bao nhiêu?

Sàn không dầm dày bao nhiêu?

Độ dày của sàn không dầm ở mỗi một công trình sẽ có những sự chênh lệch khác nhau. Độ dày của sàn sẽ phụ thuộc vào một số những yếu tố như: 

  • Tải trọng của công trình. 
  • Chiều cao của công trình. 
  • Kích thước và khoảng cách các nhịp. 
  • Và một số yếu tố khác.

Vì thế để có thể xác định được sàn không dầm dày bao nhiêu thì trước tiên ta cần phải nắm rõ được các yếu tố bên trên. Sau đó tính toán kỹ lưỡng, từ đó mới có thể đưa ra được kết quả một cách chính xác. 

Đối với ngành xây dựng Việt Nam hiện nay, những công trình sàn không dầm thường có độ dày khả mỏng chỉ khoảng 180mm, 230mm, 280mm. Còn đối với một số công trình lớn hơn thì độ dày của các sàn không dầm sẽ từ khoảng 340mm, 390mm, 450mm.

Đối với công trình ít tầng, trọng tải nhẹ thường sàn không dầm sẽ có độ dày tầm 180mm là đủ. Nếu áp dụng độ dày lớn hơn thì sẽ tốn thêm nguyên vật liệu từ đó dẫn đến chi phí công trình tăng. Còn đối với các công trình như bệnh viện, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng,.. thì sàn phải mang độ dày lớn để đảm bảo về chất lượng công trình, cũng như độ bền bỉ.

Độ dày của sàn không dầm và sàn có dầm truyền thống

Với hình trên thì chúng ta cũng có thể thấy việc bỏ dầm trong sàn đã giúp giảm được lượng lớn cốt thép khiến cho chiều dày của sàn cũng vì đó là giảm theo. 

So với sàn có dầm truyền thống thì sàn không dầm đã giảm 50% độ dày. Bạn có thể quan sát ở hình phía bên dưới để có thể hiểu rõ nhất điều đó.

Sàn phẳng có độ dày thấp hơn so với sàn dầm truyền thống

Sàn phẳng có độ dày thấp hơn so với sàn dầm truyền thống

Sàn không dầm sử dụng vật liệu là nhựa tái chế nên theo lý thuyết thì vật liệu nhựa sẽ nhẹ hơn nhiều so với bê tông cốt thép vì thế trọng lượng của sàn sẽ giảm đáng kể. 

Chúng ta có thể lấy ví dụ như trong một công trình, nếu được ứng dụng sàn dầm thì chiều cao tổng thể của tầng sẽ là 3.4m. Trong đó dầm và sàn sẽ chiếm khoảng 0.6m. Nghĩa là khoảng không gian của 1 tầng lúc này sẽ là 2.8m. Trong trường hợp khác nếu sử dụng sàn không dầm với chiều cao tầng là 3.4m, sau khi đã trừ chiều dày của sàn thì không gian còn lại của tầng sẽ là 3.2m. 

Vậy rõ ràng ta có thể thấy, áp dụng 2 phương pháp trên cho cùng một công trình, cụ thể công trình có chiều cao mỗi tầng là 3.4m thì ta có thể thấy sàn không dầm tiết kiệm hơn 0.4m chiều cao so với những sàn dầm truyền thống. 

Với con số trên lệch lớn đối với những công trình nhiều tầng thì việc ứng dụng sàn không dầm sẽ giúp tăng thêm số tầng chức năng. 

Sàn không dầm được ứng dụng rộng rãi tại trên khắp thế giới và các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,… Cũng áp dụng ứng dụng này vào những công trình lớn như toà nhà văn phòng, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu chung cư cao tầng,…

Vậy đối với việc giảm trọng lượng và độ dày mặt sàn đối với sàn không dầm thì khả năng chịu lực so với sàn truyền thống sẽ như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nội dung phía dưới. 

So sánh khả năng chịu lực của sàn không dầm với sàn có dầm

Sàn không dầm với độ dày chỉ bằng 70 – 80% so với sàn có dầm truyền thống thì đã có rất nhiều những tranh cãi được đặt ra về khả năng chịu trọng tải của sàn không dầm. Với độ dày mỏng hơn sàn có dầm vậy liệu nó có nguy hiểm cho công trình hay không?

Như chúng ta cũng đã biết phương pháp thi công sàn không dầm này đã được nghiên cứu và áp dụng triển khai ở các quốc gia hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng độ chịu lực của sàn không dầm cao gấp đôi sàn có dầm truyền thống. Đây là lý do tại sao những công trình cao tầng với trọng tải lớn đều được khuyến cáo ứng dụng giải pháp xây dựng sàn không dầm hiện đại này. 

Sàn không dầm vừa có tác dụng làm giảm trọng lượng của toàn thể công trình, giảm hiệu quả các nguyên vật liệu. Hơn nữa nó giúp làm tăng khả năng chịu tải trọng, chịu lực tác động cho công trình rất tốt. Hiện nay, đã có rất nhiều các công trình ở Việt Nam đã ứng dụng thành công ứng dụng sàn không dầm trong xây dựng để giúp tối ưu hoá hiệu quả không gian kiến trúc. 

Vậy sàn không dầm dày bao nhiêu? Độ dày sàn không dầm bao nhiêu là hợp lý? Câu hỏi đã được UTC giải đáp đến bạn trong nội dung phía trên của bài viết. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Mọi thắc mắc về sàn không dầm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Hoặc để lại thông tin dưới phần bình luận.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED

Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website: https://sanphangutc.vn/

Hotline: 0968.876.368

Email: Unlimited.utc@gmail.com