Sê nô là gì? Cấu tạo, kích thước, các loại sê nô phổ biến và các bước bảo quản
Sê nô (Seno) là gì? Đây là một trong những thuật ngữ sử dụng trong xây dựng để chỉ một loại kết cấu hệ thống trong công trình. Tuy nhiên, vẫn nhiều người chưa biết sê nô là gì, cấu tạo và kích thước của nó ra sao? Để có thể giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.
Tìm hiểu Sê nô (Seno) là gì?
Sê nô được biết đến là một máng hứng nước mưa ngoài trời, cấu kiện này được lắp đặt tiếp giáp với phần mái nhà. Kích thước của sênô sẽ phụ thuộc vào khẩu độ mái và lượng mưa, tức có nghĩa là mái nhà dài bao nhiêu thì sê nô sẽ ăn theo bấy nhiêu.
Hệ thống này được sử dụng rất phổ biến ở những khu vực nông thôn nhằm có thể giúp tận dụng được nguồn nước mưa trong sinh hoạt. Sê nô được làm với chất liệu từ các loại ống nhựa, tôn, kẽm,… Ngày nay, các loại vật liệu đó thường sẽ dần được thay thế bằng việc sử dụng các loại vật liệu bê tông cốt thép với độ bền cực cao. Thời gian sử dụng lâu dài và ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ,…
Sê nô với tiết diện mặt cắt ngang thường sẽ là hình chữ U, độ dốc của lòng máng sẽ nằm trong khoảng từ 0.1 – 0.2% nghiêng về mặt lỗ thoát nước.
Với vị trí của khe co giãn sê nô thì sẽ được bố trí thích ứng với việc cấu tạo các khe co giãn của toàn bộ công trình. Với toàn bộ các bộ phận nhỏ dài và mỏng thuộc mái nhà như mái đua, mái hiên, mái hắt, sê nô,… thì khe co giãn với khoảng cách từ 8 – 12m. Ngoài việc để đảm bảo dãn nở tự do thì khe co giãn cần phải được làm chống thấm, chống dột đúng cách.
Cấu tạo, kích thước và độ dốc của sê nô
Sê nô được thiết kế rất nhiều trong các công trình nhà có các mái dốc. Khi trời mưa, nước sẽ được chạy vào các sê nô để chạy xuống các đường ống thu đứng đưa về bể trữ nước. Bên cạnh đó thì mái đua cũng sẽ được sử dụng hệ thống thoát nước để tránh tính trạng nước ứ đọng, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng mái bị thấm dột.
Mái đua chúng ta cũng có thể được làm thành diềm mái, sê nô hoặc dưới mái đua có thể làm trần. Để nước có thể dễ dàng chảy xuống thì người ta có thể sử dụng những viên ngói ở diềm mái đua ra khoảng từ 30 – 50mm, các tấm diềm mái đua dày 25 – 30mm và với độ cao khoảng 200 – 300mm.
Hiện nay thì sê nô lắp ghép được sử dụng rất phổ biến với 2 dòng đó là đúc liền với panen làm thành một cấu tạo lớn và sê nô làm thành một cấu kiện độc lập.
Việc thiết kế và lắp đặt cấu kiện này thì chúng ta bắt buộc phải cần quan tâm tới kích thước và độ dốc. Đối với kích thước của sê nô thì phụ thuộc chính vào phần khẩu độ mái và lượng mưa trên diện tích mái. Chiều dài của hệ thống máng nước sẽ tương đương với chiều dài của phần mái nhà. Về phần tiết diện thì phần mặt cắt tiết diện thường của sê nô sẽ có hình chữ U.
Các loại sê nô phổ biến và ưu điểm
Hiện nay, thường được sử dụng nhất có 2 loại sê nô đó là sê nô âm tường và sê nô lộ tường, cụ thể thì 2 loại này sẽ như thế nào.
- Sê nô âm tường: Loại này sẽ được thiết kế âm bên trong tường không lộ ra ngoài, loại này mang tính thẩm mỹ rất cao. Quá trình sử dụng bền bỉ và không chịu tác động từ những yếu tố môi trường bên ngoài.
- Sê nô lộ tường: Đây là loại truyền thống được sử dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở ở vùng nông thôn. Trước đây thường người ta sử dụng ống nhựa, nhưng hiện nay thường sẽ sử dụng những loại chất liệu có độ bền cao. Sê nô lộ tường sẽ được lắp đặt ngay bên ngoài để thuận tiện cho việc thay thế và sửa chữa. Cần lưu ý nên quét chống thấm để làm tăng độ bền của hệ thống máng hứng nước này.
Hiện nay, thì sê nô được sử dụng rất nhiều bởi nó mang trong mình khá nhiều những ưu điểm như:
- Tăng tính thẩm mỹ cho công trình: Đối với các loại sê nô âm tường thì nó sẽ mang tính thẩm mỹ cao, còn với sê nô lộ tường thì có thể sử dụng những loại trùng với màu của mái nhà để không bị ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
- Sê nô mang trong mình ưu điểm với độ bền cao: Đặc biệt là những hệ thống sê nô được làm từ bê tông cốt thép thì độ bền sẽ cực kỳ cao, tuổi thọ và thời gian sử dụng lâu dài, không ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan tới môi trường và thời tiết.
- Đảm bảo chất lượng cho công trình: Việc sử dụng sê nô là cần thiết cho các công trình để giúp thoát nước mưa một cách hiệu quả, đảm bảo nước nước sẽ không bị đọng lại trên bề mặt mái gây ra tình trạng thấm dột.
Hướng dẫn các bước bảo quản sê nô đúng cách
Việc bạn sử dụng bất kể loại sê nô nào thì cũng đều cần phải tiến hành bảo quản chúng để giúp đảm bảo về mặt chất lượng và tăng thời gian sử dụng. Trước đó thì trong quá trình thi công, các tiêu chí liên quan tới kỹ thuật cũng phải cần được đảm bảo. Việc bảo quản sê nô sẽ được tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị sơn chống thấm chuyên dụng.
- Bước 2: Tiến hành quét sơn chống thấm từ 2 – 3 lớp lên sê nô hoặc phần mái. Thực hiện các bước tuần tự lớp trước khô mới thi công lớp sau.
- Bước 3: Sau khi lớp chống thấm khô khoảng 2 – 3 giờ ta bắt đầu tiến hành quét thêm một lớp lót bám dính Sika Latex cùng với vữa hồ.
- Bước 4: Tiến hành phun hoá chất bảo dưỡng sau khi thực hiện xong bước 3.
Vậy Sê nô (Seno) là gì? Cấu tạo và kích thước ra sao? Các loại sê nô phổ biến. Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Mong rằng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy tiếp tục theo dõi UTC để có được những thông tin mới và hữu ích nhất.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED
Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://sanphangutc.vn/
Hotline: 0968.876.368
Email: Unlimited.utc@gmail.com