• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: sanphangUTC@gmail.com
  • Điện thoại: 0968876368

Giằng tường là gì? Công dụng, các bước thi công và một số lưu ý

Giằng tường là gì? Giằng tường được biết đến là một trong những thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với ngành xây dựng. Tuy nhiên, đối với những người ngoài ngành thì khi nhắc đến thuật ngữ này thì không phải ai cũng biết. Để giải đáp thắc mắc trên hãy cùng UTC tìm hiểu những thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết. 

Giằng tường là gì?

Giằng tường được biết là một trong những phương pháp thi công rất quan trọng để giúp kết nối các phần tường lại với nhau thành một hệ thống kết cấu vững chắc, ổn định và đáp ứng được tuổi thọ, cũng như độ bền vững của công trình.

Giằng tường là một phần không thể thiếu trong kết cấu của bất kỳ công trình nào, nó được nhắc đến là phần bê tông cốt thép được đặt theo phương ngang dùng để liên kết các phần tường trước khi tiến hành các bước đổ bê tông sàn hoặc giằng tường cũng có thể được bố trí tại những phần cạnh bên trên hoặc dưới của phần cửa sổ và vị trí tường kết thúc. 

Giằng tường có thể kết nối được các phần tường ngang và tường dọc để có thể hình thành một thể thống nhất, giúp giảm thiểu rạn nứt ở các phần góc tường. Đối với những công trình thi công dân dụng thông thường thì giằng tưởng sẽ có thể chiến từ 40 – 65% trong lượng của vật liệu xây dựng. 

Tìm hiểu Giằng tường là gì?

Tìm hiểu Giằng tường là gì?

Ngoài ra thì giằng móng cũng còn có thể đảm nhận nhiệm vụ làm móng cho các toà nhà cao tầng hoặc các công trình nhà dân dụng lớn. Với mục đích chính đó là phân bố tải trọng cho sàn nhà, giúp tăng độ kiên cố, đồng thời hạn chế các sự cố liên quan tới phần sàn. 

Với những công trình lớn có tường xây rộng và dày thì các kiến trúc sư thường thiết kế thêm các lanh tô cho phần giằng tường tăng thêm tính ổn định cho phần tường. Giằng tường là một trong những bộ phần hết sức cần thiết để đảm bảo độ an toàn, tính chống chịu từ những tác động bên ngoài cho công trình. 

Nếu công trình mà thiếu phần giằng tường này thì các lớp tường đỉnh sàn ở những tầng trên sẽ được phân bố không đều, lâu dần sẽ khiến cho các kết cấu của công trình bị quá tải dẫn tới biến dạng, nứt vỡ rất nguy hiểm. Do đó, trong quá trình thiết kế và thi công thì việc làm giằng tường là điều cần thiết và cần phải hết sức chú ý. 

Công dụng của giằng tường

Như phần trên thì các bạn đã phần nào hiểu được khái niệm về giằng tường, thế nhưng giằng tường có những công dụng như thế nào đối với công trình của bạn? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu. 

Công dụng của giằng tường

Công dụng của giằng tường

  • Giằng tường giúp góp phần chịu lực cho phần tường và sàn ở phía trên. 
  • Có công dụng giúp liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi tiến hành đổ sàn. 
  • Tăng cường độ vững chắc bền vững cho các kết cấu của công trình. 
  • Giằng tường giúp hạn chế tối đa khả năng biến dạng của sàn nhà. 
  • Tăng khả năng chịu đựng của các loại tải trọng ngang khi xây nhà có nhiều tầng.
  • Góp phần giúp tạo giằng móng trong một số trường hợp có thiết kế đặc biệt. 
  • Chống tình trạng xô lệch các vị trí ở các phần nút chân cột. 
  • Giúp toàn bộ công trình bền bỉ, vững chắc, an toàn trong quá trình sử dụng nhiều năm. 
  • Giằng tường tiếp thu các phần lực ứng kéo, mô men, lực cắt khi nhà bị lún xuống, lệch sang một bên, chống cho nhà bị nứt. 

Những tiêu chí thi công giằng tường

Như chúng tôi đã nhắc ở trên phần giằng tường có thể chiếm từ 40 – 65% trọng lượng vật liệu của một công trình và phần chi phí liên quan tới thi công cũng sẽ chiếm trong khoảng từ 20 – 40% giá phần thô công trình. Đến đây thì bạn cũng đã hiểu được phần nào về tầm quan trọng của giằng tường rồi phải không. Dưới đây sẽ là một số những tiêu chí để thi công giằng tường hiệu quả. 

Những tiêu chí thi công giằng tường

Những tiêu chí thi công giằng tường

  • Tiêu chí về mức độ chịu lực: Giằng tường bắt buộc cần phải tương đồng với kích thước về chiều dài của tường để chịu được phần lực mà nó cần phải đảm nhiệm từ toàn bộ phần tường của công trình, trọng lượng của sàn trên và phần mái. Đảm bảo phải chịu được những tác động ngang của thời tiết như gió bão. 
  • Độ bền và độ cứng của giằng: Cần phải chú ý tới độ tương quan giữa mác bê tông và vật liệu chịu tải của nền đất, móng, chiều dài, chiều cao và chiều dày của tường. Chú ý tới cả phần kỹ thuật xây dựng. 

Các bước thi công giằng tường hiệu quả

Để đạt được hiệu quả tốt nhất cho giằng tường, cũng như phát huy được hiệu quả tối đa về mặt công năng thì bạn cần phải áp dụng thực hiện các bước thi công giằng tường sau đây. 

Bước 1: Chuẩn bị khung thép trước khi thi công

Trong một số trường hợp khi xây dựng những công trình có quy mô lớn, đặc biệt khi cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thì ta có thể áp dụng phương án thi công giằng tường trước khi đặt hoặc đổ bê tông sàn với cốp pha. 

Mặc dù với phương án thi công này sẽ có thể tăng chi phí thi công, nhưng nó sẽ mang lại được nhiều lợi ích về tính ổn định và tốc độ thi công sẽ được nhanh chóng. 

Chuẩn bị khung thép sẽ được tiến hành như sau:

  • Cần tiến hành buộc thép vào khung và lắp đặt vào vị trí cần buộc: Trước tiên các thanh thép sẽ được cắt và uốn theo đúng kích thước và hình dáng theo yêu cầu. Sau đó, các thành thép này sẽ được buộc thành khung và lắp vào các vị trí được xác định trên công trình. 
  • Tiến hành gia công thực hiện lắp và dựng cốt thép: Phần công đoạn gia công như cắt, hàn, mài sẽ được thực hiện để lắp dựng cốt thép theo đúng yêu cầu của bản thiết kế. Quá trình này đảm bảo rằng phần cốt thép được chính xác và đảm bảo về mặt độ bền và chịu lực cho công trình.
  • Tiến hành gia công cốt đai và cốt dọc theo kích thước đã được thiết kế từ trước: Các phần cốt thép dọc và cốt đai sẽ được gia công để có kích thước phù hợp với thiết kế của công trình, nó sẽ giúp đảm bảo được tính chính xác và đáng tin cậy của hệ thống cốt thép. 
  • Buộc thép thành các khung và đưa vào đúng vị trí trên công trình: Khi phần cốt thép đã được gia công và lắp ráp sẽ buộc thành khung và đưa đến lắp vào đúng vị trí cố định ở phía trên của công trình. 

Bước 2: Gia cố phần ván khuôn thành hộp và tập kết lại

Các bước thi công giằng tường hiệu quả

Các bước thi công giằng tường hiệu quả

Để có thể thực hiện đổ giằng tường hiệu quả thì chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện gia công và lắp ráp ván khuôn thành hình hộp để có thể tạo hình cho bê tông. 

Ván khuôn này sẽ được đặt vào vị trí phía trên của công trình và điều chỉnh cho khớp với thiết kế, để có thể giữ cho phần ván được cố định thì cần phải sử dụng tới những đoạn gỗ có kích thước 3 x 5 cm để cố định.

Sau đó sẽ tiến hành bước buộc các viên kê với độ dày khoảng 30mm vào cốt thép. Việc này giúp đảm bảo rằng khi bê tông được đổ vào khuôn thì lớp bê tông bảo vệ cốt thép sẽ có độ dày theo đúng yêu cầu. 

Ván khuôn sẽ được gia công và lắp thành dạng hộp, tạo nên một hệ thống chắc chắn và đồng đều nhất, sử dụng những thanh chống cọc để thực hiện thao tác cố định ván khuôn lại. 

Bước 3: Tiến hành trộn và đổ bê tông

Để có thể đảm bảo độ chắc chắn cho giằng tường việc quan trọng nhất đó là sau khi đầm bê tông, tuyệt đối không được có lỗ hay vết rỗ nào trên phía bề mặt. Để có thể làm được điều này thì việc đầm bê tông là điều vô cùng cần thiết, thực hiện cho đến khi không còn bọt khí nổi lên. 

Sử dụng đầm dùi cần chú ý khi mỗi lần di chuyển không được vượt quá 1.5 lần bán kính tác dụng của nó và đảm bảo đầm được cắm sau vào lớp bê tông được đổ trước đó 10cm. Quá trình đầm cần thợ có tay nghề thực hiện. 

Bước 4: Tiến hành tháo dỡ khuôn

Bê tông sau khi đã đổ được 1 ngày, cần tiến hành tháo dỡ ván khuôn dầm theo đúng yêu cầu kỹ thuật để tránh tình trạng cấu kiện bị hư hỏng. 

Một số lưu ý khi bố trí giằng tường

Giằng tường khi được thiết kế và ngay cả trong quá trình thi công cần phải chú ý tới các bố trí sao cho phù hợp nhất thì giằng tường mới có thể phát huy hết công năng của nó. Giằng tường cần phải được thực hiện đúng theo yêu cầu về mặt kỹ thuật, vật liệu cấu thành tốt thì mới mang lại sự vững chắc và phát huy tốt khả năng chịu lực. 

Một số lưu ý khi bố trí giằng tường

Một số lưu ý khi bố trí giằng tường

Dưới đây là một số những lưu ý khi bố trí giằng tường mà bạn có thể tham khảo:

  • Cách bố trí giằng tường cần phải áp dụng theo đúng công năng thực tế của nó, cấu tạo của công trình và phải làm theo bản vẽ được tính toán và thiết kế trước đó. 
  • Giằng tường nên bố trí ở những khu vực có tường chịu lực vì như thế sẽ giúp phân bố đều tải trọng của sàn, tường, tầng trên của công trình. 
  • Cần bố trí giằng tường ở những nơi cần tăng độ cứng cáp cho công trình ví dụ khu vực ban công, tấm ô văng. 
  • Việc sử dụng giằng tường ở những nơi có nguy cơ lún sụt, ngập nước, nơi có tải trọng động,… rất nguy hiểm và cần phải gia cố chắc chắn hơn. 

Ngoài ra, trong quá trình tiến hành thi công giằng tường thì chúng ta cần phải lưu ý tới việc thi công đúng, vật liệu đạt chất lượng để đảm bảo tính bền vững của giằng và khả năng chịu lực của nó. Đối với những tường cao từ 300 – 400 cm thì sẽ cần phải bố trí một giằng tường. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo khả năng chịu lực và tính chắc chắn của công trình thì vẫn có thể bố trí thêm 1 giằng tường ở giữa. Chiều dài của giằng sẽ bằng chiều dài của tường và độ dày phổ biến của giằng sẽ nằm trong khoảng từ 7 – 14cm. 

Vậy giằng tường là gì? Công dụng, những tiêu chí thi công, các bước thi công giằng tường và tầm quan trọng của nó như thế nào trong các công trình xây dựng, tất cả đều được chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thể cập nhật những thông tin mới liên quan tới ngành xây dựng. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi. 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED

Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website: https://sanphangutc.vn/

Hotline: 0968.876.368

Email: Unlimited.utc@gmail.com