Thiết kế kỹ thuật là gì? Vai trò của thiết kế kỹ thuật trong xây dựng và những điều cần lưu ý
Thiết kế kỹ thuật là gì? Trong ngành xây dựng thì thiết kế kỹ thuật đóng một vai trò không thể thiếu trong mỗi dự án. Vậy để hiểu hơn về thiết kế kỹ thuật hãy cùng UTC giúp bạn tìm hiểu rõ nhất qua nội dung thông tin dưới đây của bài viết.
Thiết kế kỹ thuật là gì?
Theo luật xây dựng Việt Nam được ban hành vào năm 2014 thì thiết kế kỹ thuật sẽ được định nghĩa là thiết kế cụ thể hoá thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, nó nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu xây dựng phù hợp với những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
Thiết kế kỹ thuật là cơ sở để có thể triển khai thiết kế bản vẽ thi công công trình (Được trichs theo khoản 42, 43 điều 3 Luật Xây Dựng năm 2014).
Vai trò của thiết kế kỹ thuật trong xây dựng
Thiết kế kỹ thuật được coi là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mỗi dự án xây dựng và nó chỉ đứng sau thiết kế cơ sở. Vậy vai trò thực sự của thiết kế kỹ thuật trong xây dựng là gì?
- Kiến trúc tham chiếu: Nó được coi là nền tảng để giúp xây dựng được cơ sở giải pháp, kiến trúc tham chiếu chính là bằng chứng cho sự hợp lệ trong thiết kế kỹ thuật đối với ngành xây dựng.
- Khả năng thích ứng: Thiết kế kỹ thuật chính là tiên đề giúp dự đoán và tìm ra được xu hướng công nghệ cho công trình. Cho nên việc thiết kế kỹ thuật là điều kiện bắt buộc để dự đoán tương lai. Căn cứ vào đó mà các kiến trúc sư, các kỹ sư xây dựng có thể cùng gia chủ điều chỉnh công trình phù hợp theo sở thích và hướng tới xu hướng thời đại.
Nội dung chính trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng, nó cần thiết trong bất kỳ giai đoạn thi công nào của công trình. Một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 phần chính đó là: Phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự án.
Phần thuyết minh trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Phần thuyết minh trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ bao gồm:
- Thuyết minh tổng quát toàn bộ dự án.
- Nội dung cơ bản của phần dự án đầu tư được duyệt.
- Các loại danh mục quy chuẩn, các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng trong thi công công trình.
- Những điều khoản căn cứ để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
- Tóm tắt những phần nội dung thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
- Phần thông tin và các chỉ tiêu mà công trình cần phải đạt được dựa trên các phương án đã được lựa chọn.
- Phần thiết kế tổ chức xây dựng, các chỉ dẫn chính về các biện pháp thi công và an toàn trong xây dựng.
- Sự tác động của môi trường, điều kiện tự nhiên, các kỹ thuật chi phối công tác thiết kế, ở phần này cần có các tài liệu liên quan tới địa hình, địa chất của công trình, tài liệu về khí tượng thuỷ văn ở khu vực xây dựng, các tác động của môi trường và những điều kiện có thể phát sinh sau khi lập dự án.
Phần kinh tế kỹ thuật
Phần này nằm trong phần thuyết minh sẽ bao gồm:
- Năng lực, công suất thiết kế và các số liệu cụ thể của toàn bộ công trình xây dựng.
- Trình bày về các phương án, các danh mục và chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành công trình.
- Những chỉ tiêu liên quan tới kinh tế kỹ thuật và hiệu quả mang lại từ việc đầu tư dự án.
Phần công nghệ trong thi công
Phần công nghệ trong thi công sẽ bao gồm:
- Các phương pháp sản xuất và bố trí dây chuyền công nghệ chi tiết của dự án.
- Tính toán và lựa chọn các loại thiết bị phù hợp.
- Các biện pháp liên quan tới an toàn sản xuất, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
Phần kiến trúc xây dựng
Phần kiến trúc xây dựng sẽ bao gồm:
- Bố trí tổng thể phần mặt bằng, vấn đề liên quan tới diện tích xây dựng và diện tích sử dụng của công trình.
- Những giải pháp liên quan tới kiến trúc, kết cấu, nền móng,…
- Giải pháp về các kỹ thuật xây dựng.
- Các phần liên quan tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy, các hệ thống về điều khiển tự động,… Có bản tính toán đi kèm và cần nêu rõ các phương án và kết quả tính toán.
- Hệ thống giao thông và các thiết bị phục vụ cho quá trình vận tải.
- Tạo phần ngoại cảnh bên ngoài như sân vườn, lối đi và cây xanh xung quanh dự án.
- Thống kê bảng tổng hợp liên quan tới khối lượng xây dựng, vật tư, các thiết bị công nghệ phục vụ cho từng hạng mục của công trình.
Phần bản vẽ trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Phần bản vẽ trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ bao gồm những nội dung như sau:
- Phần hiện trạng mặt bằng và các vị trí của công trình được thiết kế trên bản đồ.
- Tổng phần mặt bằng được bố trí chi tiết cho từng hạng mục của công trình và các hệ thống kỹ thuật.
- Các bản vẽ về việc chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng như sàn nền, thoát nước và các công trình liên quan tới hạ tầng bên ngoài dự án như đường, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Các loại công nghệ sử dụng trong thi công và các vị trí đặt các loại thiết bị chính.
- Phần mặt bằng, mặt bằng cắt ngang, cắt dọc chính và các mặt đứng của tất cả các hạng mục của công trình.
- Phần bản vẽ liên quan tới các công trình phụ và trang thiết bị cần sử dụng.
- Sơ đồ mặt bằng về các phương án bố trí và diện tích các kết cấu chịu lực bao gồm phần móng, nền, dầm, sàn, cột,…
- Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình bao gồm phần cấp điện, nước, phần thoát nước, nước thải, hệ thống thông gió, điều hoà, báo cháy, chữa cháy, hệ thống thông tin.
- Lối thoát hiểm khi gặp phải sự cố bất ngờ và các giải pháp chống cháy nổ cho công trình.
- Bản vẽ về cảnh quan phía bên ngoài như cây xanh, sân hường, hồ nước,…
- Phối cảnh của toàn bộ công trình sau khi hoàn thành.
- Tổng phần diện tích mặt bằng tổ chức xây dựng và phần mặt bằng thi công các hạng mục quan trọng của dự án.
- Mô hình của từng bộ phận hoặc toàn bộ dự án.
Phần tổng dự toán trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Phần tổng dự toán trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ nêu rõ và cụ thể những vấn đề sau:
- Phần dự toán sẽ nói lên toàn bộ các chi phí của công trình mà chủ đầu tư cần phải bỏ vốn để thực hiện.
- Tổng dự toán cần phải được rõ ràng, hợp lý và không được vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt trước đó.
- Tổng dự toán trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ bao gồm phần dự toán xây dựng của từng hạng mục và toàn bộ công trình.
- Những chi phí liên quan tới quản lý dự án và dự toán các chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình xây dựng công trình.
Thiết kế kỹ thuật sẽ được áp dụng như thế nào?
Trong ngành xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng có thể là một hoặc nhiều loại dự án khác nhau và mỗi một công trình sẽ loại có một hoặc nhiều cấp công trình nhỏ.
Tuỳ theo loại và cấp của các công trình và hình thức thực hiện dự án mà việc quy định các bước thiết kế xây dựng công trình sẽ được quyết định bởi chủ đầu tư.
Thiết kế kỹ thuật sẽ bao gồm 3 bước đó là thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Vậy cụ thể sẽ là như thế nào?
- Bước đầu tiên thiết kế một bước: Đây là thiết kế bản vẽ thi công sẽ áp dụng đối với trường hợp công trình có yêu cầu lập báo cáo kinh tế, kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Thứ 2 là thiết kế 2 bước: Gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công sẽ được áp dụng đối với những trường hợp công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng.
- Thứ 3 là thiết kế 3 bước: Gồm việc thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Trường hợp này sẽ được áp dụng cho những công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng với quy mô lớn. Yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công có tính chất phức tạp.
Vậy thiết kế kỹ thuật là gì? Vai trò và những nội dung chính liên quan tới hồ sơ thiết kế gồm những gì? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật những thông tin mới liên quan tới xây dựng.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG UNLIMITED
Địa chỉ: Roman Plaza, số 14 Tố Hữu, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: https://sanphangutc.vn/
Hotline: 0968.876.368
Email: Unlimited.utc@gmail.com